Phòng viêm mũi xoang không khó

Rửa mũi bằng nước muối biển sâu hàng ngày giúp bằng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm mũi xoang.
Rửa mũi bằng nước muối biển sâu hàng ngày giúp bằng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm mũi xoang.
Viêm mũi xoang là bệnh lý chiếm tới 20%- 25% dân số, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe não, viêm tai giữa, viêm phế quản... Làm gì để phòng ngừa căn bệnh "khó ưa" này?

Cảnh báo từ các chuyên gia tai mũi họng, cho thấy bệnh viêm xoang xảy ra quanh năm, thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi thất thường. Khi bị viêm mũi xoang, thông thường bệnh nhân chỉ thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, nhưng cũng có trường hợp sốt cao ở trẻ em. Đau vùng mặt là dấu hiệu chính, thường đau về sáng do đêm bị ứ đọng xuất tiết, đau thành từng cơn gây nhức đầu. Đau nhức nhất là vùng quanh mắt, đau thành cơn, theo nhịp mạch đập. Bên cạnh đó, bệnh nhân thường thấy ngạt, tắc mũi. Tùy theo tình trạng viêm mà tắc một hay cả hai bên, mức độ nhẹ hoặc vừa, từng lúc hay tắc liên tục gây mất ngửi, ngạt nhiều bên đau, ngạt tăng về ban đêm, chảy mũi đặc có thể mủ lẫn máu.

Hội Tai mũi họng TPHCM, cho biết hàng năm có tới hàng trăm lượt bệnh nhân viêm mũi xoang cần điều trị. Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM, có tới gần 20.000 lượt bệnh nhân cần nội soi để chẩn đoán viêm xoang mỗi năm, hơn một nửa trong số này được xác định mắc bệnh lý viêm mũi xoang. Tỷ lệ viêm xoang ở trẻ em cũng ngày càng tăng, nhất là trẻ em dưới 6 tuổi. Theo khảo sát của Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM, tỷ lệ viêm xoang cấp ở trẻ dưới 6 tuổi là gần 7% trong tổng số bệnh nhi.

Rửa mũi để "rửa" bệnh

Bác sĩ Huỳnh Khắc Cường, Chủ tịch Hội Tai mũi họng TPHCM nói bệnh đường hô hấp tiến triển có thể dẫn tới viêm xoang nên cần phải có sự phòng ngừa và điều trị đúng để không bị biến chứng. Có nhiều nguyên nhân gây viêm xoang, hay gặp nhất là dị ứng môi trường, nhiễm trùng từ mũi, răng hoặc lạm dụng kháng sinh. Bệnh phát triển qua hai thời kỳ: cấp tính và mạn tính.

"Viêm xoang cấp tính rất dễ nhận ra bởi sự ồ ạt của các triệu chứng: cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, người luôn mỏi mệt. Nếu phát hiện ở giai đoạn này, quá trình điều trị rất đơn giản; nhưng nếu bỏ qua thì chỉ sau 2 tuần, bệnh sẽ chuyển sang mạn tính. Lúc này, bệnh phát triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng nào nên bệnh nhân khó nhận biết. Sau một thời gian, bệnh sẽ biến chứng ở mắt như viêm tấy ổ mắt, áp-xe ổ mắt, viêm xương sọ – mặt, viêm màng não, áp-xe não, viêm tắc xoang tĩnh mạch hang, xoang tĩnh mạch dọc, nhiễm trùng huyết"- bác sĩ Cường cảnh báo. Theo ông, tất cả các biến chứng đều rất nguy hiểm, cách điều trị luôn là phẫu thuật và dùng kháng sinh liều cao, gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe về sau. Theo các thống kê trên thế giới, cứ 10 người bị viêm xoang thì 3 người là do dị ứng.

Bác sĩ Huỳnh Khắc Cường, dẫn chứng ở nước Mỹ mỗi năm có tới hơn 11 triệu lượt bệnh nhân điều trị viêm mũi xoang với tiêu tốn lên tới cả chục tỷ USD, Singapore là gần 15% dân số bị bệnh lý viêm mũi xoang. Theo PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Dung, Phó Chủ tịch Hội Tai mũi họng Việt Nam, nếu điều trị không đúng cách hoặc do cơ thể đề kháng yếu, vi trùng quá mạnh lại kháng nhiều loại kháng sinh, các triệu chứng viêm mũi xoang sẽ kéo dài và tái phát làm người bệnh thường xuyên bị viêm họng, viêm hầu họng, viêm thanh quản, viêm phế quản suyễn,  nhiễm trùng răng miệng…

“Hầu hết người bệnh trong tình trạng  đau đầu, nhức mỏi mắt,  mất ngủ, ù tai, nghe kém, mệt mỏi suy giảm sức khỏe và hiệu quả lao động. Có tỷ lệ nhỏ bị biến chứng viêm nhãn cầu,  viêm màng não, áp xe não…”, PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Dung khuyến cáo và cho biết để phòng ngừa viêm mũi xoang, kể cả trong giai đoạn hậu phẫu của bệnh lý viêm mũi xoang, rửa mũi là cách điều trị hỗ trợ cực kỳ quan trọng loại bỏ vi khuẩn, nấm, máu tụ, vảy mũi…, giúp cho bệnh nhân ít nghẹt mũi, dễ chịu và mau hồi phục.

BS Huỳnh Khắc Cường, nước muối, nước biển sâu có nồng độ phù hợp giúp thẩm thấu, không ảnh hưởng tế bào của niêm mạc mũi xoang và an toàn cho cả trẻ em và người lớn. “Việc rửa mũi bằng nước muối đã được biết đến và áp dụng hơn một thế kỷ. Đến nay đã có rất nhiều công trình có giá trị khoa học chứng minh hiệu quả của việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý trong phòng ngừa và điều trị một số bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang, các bệnh do nhiễm siêu vi hoặc vi trùng ở đường hô hấp trên”, bác sĩ Huỳnh Khắc Cường nhấn mạnh. Đặc biệt trong bệnh lý mũi xoang mạn tính, rửa mũi giúp làm sạch hố mũi, các khe thông mũi xoang và các xoang, tránh sự ứ đọng dịch nhầy, đàm mủ, giúp hồi phục chức năng vận chuyển của niêm mạc mũi xoang, giúp làm nhẹ các triệu chứng chảy mũi, nghẹt mũi, chảy mũi sau, nhức đầu, hơi thở hôi.

Hiện thị trường có nhiều sản phẩm nước muối rửa mũi sinh lý như XISAT và nước ưu trương XYPENAT, được lấy từ nước biển ở độ sâu 500m, ngoài giàu khoáng chất và các nguyên tố vi lượng có lợi cho niêm mạc mũi xoang, còn có thêm các chất khác như bi carbonate, chất cân bằng pH giúp hiệu quả điều trị tốt. 

Các chuyên gia cho rằng cần rửa mũi đúng cách và lựa chọn các sản phẩm nước muối có nồng độ phù hợp. Bên cạnh việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý, nước biển sâu thường xuyên hàng ngày, các chuyên gia tai mũi họng cũng nhấn mạnh đến việc phòng ngừa trước thay đổi của thời tiết như giữ ấm trong mùa lạnh, thường xuyên vệ sinh họng, miệng hàng ngày, tránh uống rượu, bia quá nhiều làm cho niêm mạc mũi xoang phù nề dễ dẫn đến viêm xoang, đeo khẩu trang khi đi đường hay làm việc ở nơi bụi bặm… 

MỚI - NÓNG