Philippines vớt được bộ phận nghi của tên lửa Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 9/11, giới chức Philippines cho biết nước này tìm thấy mảnh vỡ nghi của tên lửa Trung Quốc trên vùng biển ngoài khơi 2 tỉnh nước này và đang thúc đẩy việc thông qua công ước của Liên Hợp Quốc để cho phép người dân đòi bồi thường vì những thiệt hại hay thương tích từ các vụ phóng vật thể lên vũ trụ.
Philippines vớt được bộ phận nghi của tên lửa Trung Quốc ảnh 1

Tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc. (Ảnh: Xinhua)

Cơ quan vũ trụ Philippines cho biết các mảnh vỡ kim loại được tìm thấy ngoài khơi đảo Busuanga thuộc tỉnh Palawan và thị trấn Calintaan thuộc tỉnh Occidental Mindoro, khả năng là bộ phận của tên lửa Trường Chinh 5B mà Trung Quốc phóng lên từ trung tâm vũ trụ Văn Xương trên đảo Hải Nam.

Tên lửa này mang theo mô-đun đựng đồ dùng phòng thí nghiệm để phục vụ trạm nghiên cứu mà Trung Quốc đang lắp ráp.

Các bộ phận tên lửa được tìm thấy gần vùng biển mà Cơ quan vũ trụ Philippines trước đó đã cảnh báo rằng mảnh vỡ có thể rơi xuống Trái đất. Cơ quan này cho biết các chuyên gia của họ đã nghiên cứu các bức ảnh chụp mảnh vỡ, trong đó có ảnh có vẻ có một góc cờ Trung Quốc.

Cơ quan vũ trụ Philippines khuyên người dân báo cáo ngay cho chính quyền nếu phát hiện bộ phận nghi của tên lửa, đồng thời cảnh báo người dân đừng cố trục vớt hoặc tiếp xúc gần với những bộ phận đó.

Trước đây, mảnh vỡ từ các vụ phóng tên lửa Trung Quốc từng rơi xuống vùng biển gần Philippines.

Cơ quan vũ trụ Philippines cho biết họ đang thúc giục quốc hội nước này phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về đăng ký và trách nhiệm, để tạo nền tảng pháp lý cho người dân được đòi bồi thường cho những tổn thất và thương tích do vật thể vũ trụ của nước khác gây ra.

Theo thiết kế, các bộ phận tên lửa tách ra sau khi được phóng lên sẽ rơi xuống biển. Những bộ phận đó khó có thể rơi xuống đất liền hay các khu vực dân cư của Philipines, nhưng có thể trở thành mối đe doạ đối với tàu và máy bay đi qua vị trí rơi.

Trung Quốc bị chỉ trích vì thiết kế cho phép các bộ phận tên lửa rơi trở lại Trái đất ngoài kiểm soát. Năm ngoái, NASA cáo buộc Bắc Kinh “không đáp ứng được các tiêu chuẩn trách nhiệm về mảnh vỡ không gian” sau khi các bộ phận của động cơ một tên lửa Trung Quốc rơi xuống Ấn Độ Dương.

Theo AP
MỚI - NÓNG