TPO - Ông Lê Anh Tú (43 tuổi, còn gọi là Thích Minh Tuệ) quyết định tạm dừng bộ hành để đảm bảo an toàn giao thông, tránh việc tụ tập đông người, ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Căn chòi nơi ông Tuệ đang tạm dừng chân được lợp tạm bợ bằng tôn, vài tấm ván gỗ kê lại làm chỗ ngồi.
TPO - Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Gia Lai đã làm thủ tục trao căn cước công dân cho ông Lê Anh Tú (còn gọi là Thích Minh Tuệ) sau 5 ngày làm thủ tục.
TP - Duyên lành khi đông đảo người dân được hạnh ngộ người học Phật Thích Minh Tuệ. Gặp trực tiếp và gián tiếp qua mạng xã hội cập nhật từng bước đi, nơi đến của ông. Làm cho tháng Phật đản trở thành dịp “thi đua” học và thực hành hạnh Phật.
TPO - Những ngày này cư dân mạng không khỏi xôn xao bàn tán cách tu tập theo lối khổ hành tăng của "sư Thích Minh Tuệ". Để hiểu hơn về người đàn ông xem mọi thứ là con số "0" này, phóng viên Tiền Phong đã có buổi chia sẻ với ông Lê Xuân, thân sinh ra "sư Thích Minh Tuệ".
TPO - Việc đi lễ chùa xin lộc đầu năm từ lâu đã trở thành một nét văn hóa truyền thống rất đẹp không thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Nhiều người sinh sống tại thủ đô đã tranh thủ cuối giờ làm việc ngày đi làm chính thức đầu xuân để đi lễ chùa.
TPO - Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị các địa phương, cơ sở tự viện tổ chức các khóa tu mùa hè cho thanh, thiếu niên Phật tử và học sinh dịp hè 2023, lưu ý chọn các cơ sở tự viện có đủ điều kiện cơ sở vật chất, lưu ý về số lượng khóa sinh tham gia phù hợp với điều kiện cơ sở tự viện.
TPO - Trần Văn Khải (sinh năm 2004), đến từ thành phố Hải Phòng, là sinh viên năm nhất chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngoại giao. Từ rất sớm Hải đã có mong muốn được theo đuổi ngành học liên quan đến chính trị, tuy mục tiêu ban đầu của Khải không phải là Học viện Ngoại giao mà Học viện Cảnh sát nhân dân. Tuy nhiên, đam mê ấy không nhận được sự ủng hộ từ gia đình cũng như do thể trạng sức khỏe không cho phép vì vậy Khải buộc phải tìm một hướng rẽ khác cho tương lai của mình.
TPO - Hàn Minh Ngọc (sinh năm 2002) đến từ tỉnh Hoà Bình, đang là sinh viên năm ba ngành Xuất bản tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Một cô nàng năng động, sở hữu nhiều học bổng và có cả một hành trình bén duyên với công việc dẫn chương trình.
TPO - Tại chùa Bà Đa (số 2 Huyền Trân Công Chúa, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) vừa diễn ra buổi pháp thoại và khóa tu do thầy Giác Minh Luật chủ trì. Hơn 4.000 bạn trẻ là học sinh, sinh viên, người đi làm,… đã có mặt lắng nghe sư thầy giảng đạo.
TP - Là vị thầy tiên phong đưa đạo Phật nhập thế, Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho thấy sự quan tâm tới nghệ thuật, ứng dụng nghệ thuật vào truyền bá giáo pháp. Ông không chỉ viết sách, làm thơ mà còn sáng tác một số bản thiền ca. Sư ông cũng dành sự quan tâm đặc biệt tới Trịnh Công Sơn và từng đề nghị nhạc sĩ phổ nhạc cho những lời kinh…
TP - Lâu nay những điều này vẫn thường được nhắc đến và thừa nhận như một “chân lí”: “Thương trường là chiến trường”; “Khách hàng là thượng đế”. Nhưng sau nhiều trải nghiệm và suy ngẫm, tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải xem lại và thay đổi quan niệm này…
TP - Vượt dòng người đang hối hả sau giờ tan tầm để đến gặp ông, chúng tôi vẫn còn mang một cảm xúc vội vã. Nhưng, cảm xúc đó bỗng dưng biến mất khi bước vào căn phòng nơi ông làm việc. Một cảm giác thanh tịnh đến lạ. Chủ tịch Intracom mở đầu bằng chén trà được pha một cách công phu, tỉ mẩn. Ông bảo rằng, “thưởng trà” giúp con người bình tâm trở lại. Nói chuyện đạo Phật, tâm phải tĩnh trước đã...
TPO - Hàng nghìn sinh viên, học sinh từ mọi miền đất nước đã đổ về chùa Ba Vàng, TP Uông Bí (Quảng Ninh) để tham dự các khóa tu mùa hè trong vòng 7 ngày.
TP - “Những chuyện có thật về nhân quả và Phật pháp nhiệm màu” là một cuốn sách bìa màu nâu, phát hành đã vài tháng. Rộ lên mấy hôm nay một số ý kiến cho rằng 350 trang sách có nhiều từ “tục tĩu, dâm ô” không phù hợp với tinh thần có vẻ cao cả của sách. Chịu khó đọc gần hết thì thấy sự lạ của xuất bản phẩm này nếu có, lại ở chỗ khác.
TP - Hoạt động chính và được loan báo rộng rãi của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa mỗi khi thăm Việt Nam là cử hành các Đại Pháp hội. Những sự kiện này quả là vui như hội. Mùa hội sau lại đông hơn mùa hội trước. Ai cũng hoan hỉ khi có duyên dự hội. Ai cũng có phần quà cả về vật chất lẫn tinh thần từ Pháp hội.
TP - Ngày 1/4, Hãng hàng không VietJet cho biết sẽ chuyên chở người đứng đầu Truyền thừa Phật giáo Kim cương thừa Drukpa thế giới - Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa XII và tăng đoàn khi đến Việt Nam.