Phát hiện tàu cổ chất đầy vàng giữa sa mạc

Con tàu cổ mới được phát hiện chứa đầy tiền vàng
Con tàu cổ mới được phát hiện chứa đầy tiền vàng
TPO - Theo Independent, các thợ mỏ ở Cộng hòa Namibian vừa phát hiện xác một con tàu Bồ Đào Nha 500 năm tuổi chất đầy tiền vàng vùi giữa sa mạc nước này.

Con tàu được các thợ mỏ của công ty kim cương De Beers phát hiện. Giá trị của số tiền vàng trên tàu ước tính lên tới 9 triệu bảng Anh (tương đương với gần 300 tỷ VND).

Các nhà khảo cổ đã xác nhận con tàu này là Bom Jesus, khởi hành từ Lisbon năm 1533 trên hành trình tới Ấn Độ nhưng bỗng dưng biến mất cùng toàn bộ thủy thủ đoàn ở gần thị trấn mỏ kim cương Oranjemund của Namibian.

Các thợ mỏ báo cho các chuyên gia địa chất khi phát hiện ra con tàu lộ ra tại một đầm đã cạn nước.

Independent dẫn lời giáo sư Timothy Insoll của trường Đại học Manchester, chuyên ngành khảo cổ học châu Phi cho biết, những vật dụng khác như bình gốm bên trong tàu cổ thậm chí còn giá trị hơn cả số tiền vàng trên.

“Đây là một phát hiện rất quan trọng, đặc biệt là các đồ vật mang tính tôn giáo và quần áo, những vật cung cấp cho chúng ta những hiểu biết thú vị về một thời kì lịch sử quan trọng”, ông Insoll nói.

“Các thủy thủ Bồ Đào Nha đang vươn mình ra thế giới vào khoảng năm 1533 nhưng các tư liệu lịch sử mô tả cuộc sống thường ngày ở thời kì này rất giới hạn. Tất nhiên kho vàng trên tàu nhận được mối quan tâm lớn nhưng các đồ vật khác thậm chí còn thú vị hơn”, ông nói thêm.

Chính quyền Namibian đã thông báo cho Bồ Đào Nha phát hiện này và được quyền xử lý con tàu.

Theo Theo Independent
MỚI - NÓNG
Mưa lớn kéo dài, Thừa Thiên-Huế rà soát sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm
Mưa lớn kéo dài, Thừa Thiên-Huế rà soát sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm
TPO - Trước tình hình mưa lớn còn tiếp diễn, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) yêu cầu các địa phương, đơn vị rà soát các khu dân cư ven đồi núi, ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân ra khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt sâu, địa bàn dễ bị chia cắt.