Phát hiện sớm ổ dịch ở phòng khám bệnh viện công và tư

Phát hiện sớm ổ dịch ở phòng khám bệnh viện công và tư
TPO - PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam cho biết, dù ca bệnh mắc mới đã giảm nhưng Việt Nam đã có ca bệnh lây lan trong cộng đồng, nên người dân, chính quyền các địa phương vẫn phải luôn cảnh giác, không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch.

Để phát hiện sớm các ca bệnh mới mắc COVID-19 trong cộng đồng, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan, các địa phương đang chỉ đạo nhiều biện pháp cụ thể nhằm phát hiện các ca nghi ngờ, có sốt, ho, khó thở, triệu chứng mệt mỏi bất thường ở những người đang khỏe mạnh, lấy mẫu xét nghiệm. Các bộ phận chức năng cũng tiến hành khai thác các yếu tố dịch tễ chẩn đoán dịch bệnh trong cộng đồng thông qua việc “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”.

Thêm vào đó, chuyên gia dịch tễ Trần Đắc Phu cũng cho rằng cần chú ý đến các đối tượng đến phòng khám của bệnh viện công, tư, từ đó tiến hành xét nghiệm, chẩn đoán, phát hiện ổ dịch rồi tiến hành các biện pháp xử lý ổ dịch.

Ở giai đoạn dịch lây lan sang cộng đồng như hiện nay cần phải có biện pháp ứng phó phù hợp vì không thể biết rõ ai là người có khả năng lây nhiễm, mang mầm bệnh. Ở giai đoạn này việc tìm những nguồn bệnh ban đầu rất khó khăn và tốn kém.

Do đó, PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo: “Đến giai đoạn này, chúng ta phải tập trung phát hiện những ca bệnh dương tính trong cộng đồng, xác định đó là một ổ dịch. Từ đó, các cơ quan chức năng tập trung phát hiện những ca tiếp xúc, tiếp xúc gần, ca có quan hệ liên quan để tìm người có khả năng mắc bệnh, áp dụng tất cả các biện pháp khoanh vùng, dập dịch kể cả khoanh vùng, phong tỏa, cách ly một cộng đồng cũng phải làm để ổ dịch không bùng phát, giải quyết được “đốm cháy” để nó không thành “đống lửa lớn” mới là quan trọng”.

“Quan trọng hơn, chính là ý thức người dân. Người dân phải người dân phải khai báo y tế, khi đến cơ sở khám chữa bệnh mà thấy mình có các dấu hiệu mắc COVID-19 thì phải thông tin cho y tế cơ sở để có biện pháp ứng phó kịp thời

Theo chuyên gia này, việc người dân tuân thủ thực hiện giãn cách xã hội trong giai đoạn đã có ca bệnh lây lan cộng đồng là hết sức quan trọng. Giãn cách xã hội là biện pháp làm cho người lành và người bệnh không tiếp xúc với nhau nên sẽ không có sự lây lan từ người bệnh sang người lành.

Trong thời gian giãn cách xã hội, người mang mầm bệnh nếu có triệu chứng thì đến các cơ sở y tế điều trị. Lúc này ngành y tế khoanh vùng được ổ dịch để cách ly, dập dịch.

Cũng có trường hợp người bệnh không có triệu chứng thì ngay trong thời gian giãn cách xã hội tối thiểu là 14 ngày cũng có thể tự khỏi bệnh, không lây lan ra người lành. Như vậy việc giãn cách xã hội là việc làm cần thiết, hiệu quả cao để người bệnh không lây lan dịch bệnh nguy hiểm sang người lành.

“Giãn cách xã hội 14 ngày là thời gian tối thiểu cần thiết để hạn chế lây lan mầm bệnh nên người dân cần tuân thủ nghiêm ngặt, các cấp chính quyền ở mỗi địa phương cũng không nên thấy số ca mắc COVID-19 giảm mà chủ quan, lơi lỏng trong công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống dịch”- PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.