Phát hiện loài rắn mới dài gần 2,5 mét ở Vườn Quốc gia Bạch Mã

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Loài bò sát mới được phát hiện trên đỉnh núi Bạch Mã là rắn ráo xanh Bạch Mã, với tên khoa học là Ptyas bachmaensis.

Chiều 24/8, thông tin từ Vườn Quốc gia Bạch Mã (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế) cho biết, một loài rắn ráo xanh mới vừa được các nhà nghiên cứu phát hiện lần đầu tại đỉnh núi Bạch Mã.

Phát hiện loài rắn mới dài gần 2,5 mét ở Vườn Quốc gia Bạch Mã ảnh 1

Rắn ráo xanh Bạch Mã - loài bò sát mới được phát hiện tại Vườn Quốc gia Bạch Mã. Ảnh: H.N.Phương

Theo Vườn Quốc gia Bạch Mã, dãy núi Bạch Mã có hệ sinh thái đa dạng, là nơi cư trú của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có các loài rắn.

Một trong số những loài rắn được quan tâm ở đây là rắn ráo xanh (Ptyas nigromarginata). Đây là loài khá hiếm, với chiều dài lên tới gần 2,5m.

Đáng chú ý, trong một nghiên cứu mới đây cho thấy, qua phân tích các chỉ số hình thái và yếu tố di truyền, những cá thể rắn ở núi Bạch Mã lại không phải là rắn ráo xanh như giới nghiên cứu từng ghi nhận mà là một loài riêng biệt.

Loài mới phát hiện này được đặt tên là rắn ráo xanh Bạch Mã (Ptyas bachmaensis).

Như vậy, hiện có hai loài rắn ráo xanh ở Việt Nam. Hai loài này dễ phân biệt bằng sọc trắng ở phần bên đuôi. Đặc điểm này rất rõ ràng ở rắn ráo xanh Ptyas nigromarginata, nhưng ngược lại, lại không có ở rắn ráo xanh Bạch Mã (Ptyas bachmaensis).

Ngoài ra, hai loài này có khu vực sống tách biệt. Loài rắn ráo xanh Bạch Mã phân bố từ Thừa Thiên-Huế vào Kon Tum, trong khi loài rắn xanh còn lại phân bố ở phía Bắc trở ra.

MỚI - NÓNG
Hàng hoa giấy lại bung nở rực rỡ trên cầu Vĩnh Tuy
Hàng hoa giấy lại bung nở rực rỡ trên cầu Vĩnh Tuy
TPO - Khi bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào Hà Nội, hàng chục nghìn cây xanh, nhiều công trình tại Hà Nội bị hư hỏng. Hàng hoa giấy được trồng trên cầu Vĩnh Tuy cũng không thoát khỏi bị quăng quật trở nên xác xơ, nhưng sau gần một tháng, hiện những cây này đang bung nở trở lại, rực rỡ sức sống.