Bốn miệng hố khổng lồ, bí ẩn mới xuất hiện trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia, miền bắc Nga làm dấy lên lo ngại về tác động xấu của sự nóng lên toàn cầu.
Các nhà khoa học phát hiện các miệng hố mới, cùng với hàng chục miệng hố khác nhỏ hơn ở cùng khu vực phát hiện ba miệng núi lửa khổng lồ bí ẩn trên bán đảo Yamal hồi năm ngoái.
Các miệng núi lửa khổng lồ này được cho là hình thành bởi sự phun trào của khí methane khỏi lớp băng vĩnh cửu, làm tăng nhiệt độ khiến cho đất đóng băng tan chảy.
Miệng hố khổng lồ này được đặt tên B3, được phát hiện gần khu vực Antipayuta ở bán đảo Yamal.
Các nhà khoa học lo ngại sự xuất hiện của các hố thiên thạch có thể trở nên phổ biến hơn vì biến đổi khí hậu và cảnh báo rằng khu vực này sẽ phải đối mặt với một thảm họa tự nhiên.
Một trong bốn miệng hố khổng lồ mới phát hiện được bao quanh bởi ít nhất 20 miệng hố nhỏ hơn, nằm cách một nhà máy sản xuất khí đốt lớn vài mét. Các chuyên gia dự đoán có thể có tới hơn 30 miệng hố đang chờ đợi để được khám phá.
Bản đồ này cho thấy vị trí các miệng hố mới phát hiện (chấm đỏ) cùng với các miệng hố khổng lồ được phát hiện trước đó (chấm đen)
Miệng hố B1 được phát hiện cách Bovanenkovo 30km.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn còn rất bối rối, chưa thể biết chính xác quá trình tạo ra các hố thiên thạch. Theo các nhà khoa học Mỹ, lượng khí methane lớn được thải vào khí quyển Siberia có thể có liên quan tới những miệng hố lớn xuất hiện một cách bí ẩn ở Nga.
Trước đây tại Nga, có tổng cộng 3 miệng hố khổng lồ được phát hiện. Hố đầu tiên có chiều rộng 80m, được tìm thấy cách thành phố Moskva khoảng 2.900km về phía đông, trên một lớp băng vĩnh cửu thuộc bán đảo Yamal (tên của khu vực này dịch ra có nghĩa là "nơi tận cùng của thế giới").
Một hố khác với đường kính 15m cũng được tìm thấy ở Yamal, vùng đất đóng băng vĩnh cửu thuộc khu vực miền bắc nước Nga, cách mỏ khí đốt Bovanenkovo khoảng 40km. Miệng hố thứ 3 có đường kính 4m, được phát hiện cách bán đảo Taymyr hàng trăm cây số về phía đông.