Pháp muốn tái cân bằng quan hệ với Trung Quốc

Ngày 8/1, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân Brigitte thăm Bảo tàng chiến binh đất nung ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc). Nguồn: SCMP.
Ngày 8/1, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân Brigitte thăm Bảo tàng chiến binh đất nung ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc). Nguồn: SCMP.
TP - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lần đầu tiên tới thăm Trung Quốc ngay đầu năm mới là nhằm tìm kiếm sự tái cân bằng quan hệ với Trung Quốc trong bối cảnh ông đã giành được những kết quả tốt đẹp tại các cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo thông báo từ Điện Elysée, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chiều 7/1 rời thủ đô Paris, thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc lần đầu tiên. Nhật báo Le Figaro của Pháp cho rằng, mục đích của chuyến thăm lần này là “xây dựng một mối quan hệ cá nhân” và để thảo luận về “định hướng chiến lược của quan hệ đối tác toàn cầu” giữa hai quốc gia liên quan tới các vấn đề như môi trường, khủng hoảng Triều Tiên, cuộc chiến chống khủng bố, thương mại…

Chuyến công du Trung Quốc của ông Macron diễn ra 13 ngày trước khi hai nước kỷ niệm 54 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm được cho là định hình mối quan hệ tương lai và tạo ra xung lực mới cho sự phát triển quan hệ song phương. Quan hệ Trung Quốc-Pháp đang trong giai đoạn “đơm hoa kết trái”; Paris là đối tác thương mại lớn thứ tư của Bắc Kinh trong Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Pháp trong số các đối tác thương mại châu Á.

Đặc biệt, Pháp đang hy vọng Trung Quốc sẽ đóng vai trò quyết định trong việc thực thi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này. Mặc dù là nước gây ô nhiễm lớn nhất thế giới, song Trung Quốc cũng là nước đầu tư lớn nhất vào lĩnh vực công nghệ năng lượng sạch. 

Tổng thống Macron nói rằng, Trung Quốc là nước đóng vai trò dẫn dắt quan trọng trong việc giảm căng thẳng liên quan chương trình hạt nhân của Triều Tiên, sau khi cuộc khẩu chiến giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un leo thang.

Giới phân tích cho rằng, tham vọng của ban lãnh đạo Trung Quốc là thuyết phục Tổng thống Pháp Macron ủng hộ đối thoại, phản đối thái độ gây hấn của Mỹ và công nhận hoàn toàn sự dẫn đầu của Trung Quốc trong khu vực. Nhà chức trách Trung Quốc hài lòng khi ông Macron chọn Trung Quốc là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du của ông tới châu Á kể từ khi nhậm chức Tổng thống Pháp. Bên cạnh đó, Tổng thống Pháp Macron cũng là nguyên thủ châu Âu đầu tiên đến thăm Trung Quốc kể từ khi ông Tập Cận Bình tái đắc cử Tổng Bí thư tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX.

 Hứa hẹn nhiều thỏa thuận thương mại giá trị

Theo giới quan sát, việc khoảng 50 chủ doanh nghiệp tháp tùng Tổng thống Macron trong chuyến thăm Trung Quốc hứa hẹn hai bên sẽ ký được nhiều hợp đồng kinh tế. Điều này sẽ không ngăn cản ông Macron nhấn mạnh đến sự cần thiết tương hỗ đối với các quy tắc thương mại và tài chính. Pháp đang thúc đẩy việc tái cân bằng quan hệ thương mại với Trung Quốc. 

Giới chức Điện Elysée cho biết, “Paris dự kiến tìm cách tái cân bằng và tiếp cận thị trường, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ tài chính” vào thời điểm các ngân hàng lớn của Pháp đang hy vọng mở rộng thị trường sang Trung Quốc. Hai nhà lãnh đạo cũng có kế hoạch thông báo về quỹ đầu tư Pháp-Trung trị giá 1,6 tỷ USD, chủ yếu nhằm hỗ trợ các công ty có quy mô trung bình tại Pháp đặt chân vào thị trường Trung Quốc. 

Việc chọn Tây An, xuất phát điểm ở phía Đông của “Con đường Tơ lụa” cổ xưa, làm điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm Trung Quốc cũng được giới phân tích hiểu là Tổng thống Macron rất coi trọng quan hệ thương mại với Trung Quốc. Ông Alice Eckman, phụ trách các hoạt động liên quan Trung Quốc của Viện Nghiên cứu Ifri, nhận định: “Đây là một bước tiến quan trọng vì nó sẽ mở ra “chương châu Á” trong hành động của Tổng thống (Macron), người cho đến nay vẫn chỉ nói nhiều về các vấn đề châu Âu hay châu Phi”.

 Sự kỳ vọng của Trung Quốc

Trong khi Anh đang sa lầy trong vấn đề rời khỏi Liên minh châu Âu và Đức đang bận rộn với các vấn đề chính trị nội bộ, trong con mắt của người Trung Quốc, Tổng thống Pháp Macron xuất hiện như một nhà đối thoại chính tại châu Âu.

Trong cuộc cạnh tranh với Washington nhằm thống trị khu vực châu Á, Bắc Kinh với nhu cầu về đối tác phải thực hiện một chiến dịch quyến rũ Tổng thống Pháp để hỗ trợ các dự án “Con đường Tơ lụa mới” bởi các dự án này đến nay vẫn bị Tây Âu quan sát một cách thận trọng, giới quan sát nhận định. Như vậy có thể thấy, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ giúp đặt nền móng mới trong quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới. Chuyến thăm cho thấy việc tìm kiếm sự cân bằng trong quan hệ giữa các nước lớn có vai trò đặt biệt quan trọng.

MỚI - NÓNG
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
TPO - Tại tòa, bị cáo thuộc đơn vị tư vấn khai quá trình thi công cho đến trước ngày diễn ra sạt trượt, đơn vị tư vấn không nhận được bất cứ phản ánh nào liên quan đến hồ sơ thiết kế. 'Nước ngầm' mà cáo trạng đề cập là do thấm từ trên xuống, lỗi này do đơn vị thi công sử dụng đất đắp không đạt yêu cầu.