> Nên công bố các gian lận trong ngành xăng dầu
> Hai bộ nặng lời, lộ ra nhiều chuyện
Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Petrolimex. |
Ông Bảo khẳng định, Petrolimex chỉ lãi 441 đồng chứ không phải lãi 780 đồng/lít như thông tin tại hội thảo. Ngoài ra ông này cũng phủ nhận thông tin Bộ trưởng Huệ đưa ra rằng, Bộ trưởng có trao đổi trước với ông về chuyện giảm giá xăng 500đ/lít vừa qua.
Báo Người Lao động: Bộ Công Thương có đề cập việc bị mất cơ hội giảm giá xăng dầu hai lần từ đầu năm đến nay. Trong các lần đó Petrolimex có chủ động xin giảm giá lần nào không? Bộ Công Thương nói doanh nghiệp lỗ, Bộ Tài chính nói lãi. Vậy là thế nào?
Ông Bùi Ngọc Bảo: Cả năm 2011 giá xăng dầu tăng giảm là do nhà nước quản lý, chúng tôi không có bất cứ đề nghị tăng giá bán ngay cả khi bị lỗ. Đây là giai đoạn điều hành bình ổn, quyết định giá do nhà nước quản lý vận hành. Tất cả điều hành theo giá cơ sở. Thực tế tồn tại của tổng công ty là lỗ và chúng tôi đang chờ xem Bộ Tài chính xử lý như thế nào. Tại thời điểm ngày 26-8, giá cơ sở mặt hàng xăng là lỗ, không lãi.
Báo Tiền Phong: Tại hội thảo, chuyên gia Nguyễn Minh Phong có đề cập việc doanh nghiệp có thể “nói dối, ăn gian” khi khai tăng doanh số bán để lấy tiền bù lỗ. Bộ trưởng Tài chính cũng nói việc quản trị của doanh nghiệp không hiệu quả. Ông giải thích thế nào?
Ông Bùi Ngọc Bảo: Tổng Cty có mạng lưới bán lẻ 63 tỉnh thành và được quản lý rất chặt chẽ qua các cấp quản trị. Nói khai gian về sản lượng là không thể vì khai báo sản lượng hàng ngày kèm theo hóa đơn nên không hiểu là khai gian thế nào. Cái này liên quan đến thuế má, và nhiều thứ khác. Tôi không hiểu ý anh Phong định nói gì.
Báo Vietnamnet: Bộ trưởng Huệ có nói đại ý doanh nghiệp nào muốn rút, trong đó có cả Petrolimex thì sẽ lập đơn vị khác. Ông đánh giá thế nào?
Tổng Cty có vị trí thống lĩnh độc quyền một cách tự nhiên, đây là cơ chế nhà nước điều hành chứ không phải Tổng Cty tạo ra, đến nay có 11 đầu mối. Nghị định 84 cũng nói bất cứ ai đủ điều kiện đều có thể tham gia kinh doanh xăng dầu. Tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến phải có bàn tay nhà nước trong lĩnh vực này. Chúng tôi chỉ băn khoăn là những vấn đề đang tồn tại do chúng tôi thực hiện nhiệm vụ quản lý của nhà nước thì như thế nào đây.
Báo Tiền Phong: Ông đánh giá thế nào về cách điều hành giá xăng dầu của Bộ Tài chính thời gian qua?
Với kinh doanh xăng dầu, không chỉ là kinh doanh thuần túy. Đảm bảo an ninh năng lượng rất cần thiết. Chức năng của các bộ ngành được Chính phủ phân công rất rõ. Trong một ngành không thể thiếu vắng được những yếu tốt kết hợp trong lĩnh vực quản lý. Với xăng dầu, tôi cho rằng không thể tách rời giữa chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương. Vì thế mới có liên bộ.
Đây là trách nhiệm chung. Tất cả các yếu tố đó phải đảm bảo lưu thông, giá cả ổn định và đảm bảo cho doanh nghiệp có điều kiện tối thiểu để hoạt động.
Còn quản lý nhà nước thế nào thì tôi không bình luận. Còn với điều hành như hiện tại, tuy rằng mức lỗ không lớn nhưng khan hàng.
Phạm Tuyên ghi