Ông Putin sa thải toàn bộ chỉ huy Hạm đội biển Baltic

Quyết định sa thải toàn bộ chỉ huy Hạm đội biển Baltic gây chấn động dư luận.
Quyết định sa thải toàn bộ chỉ huy Hạm đội biển Baltic gây chấn động dư luận.
TPO - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký quyết định sa thải toàn bộ chỉ huy Hạm đội biển Baltic sau gần một tháng tiến hành cuộc thanh tra toàn diện.

Vụ sa thải hàng loạt khiến hải quân nước Nga đối mặt với khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ năm 1950. Hạm đội biển Baltic thuộc quân khu miền tây của Nga và là một trong 4 hạm đội chính của hải quân nước này.

Theo tờ The Moscow Times, tổng cộng 50 sĩ quan bị mất chức, bao gồm cả Chỉ huy hạm đội – Phó Đô đốc Viktor Kravchuk và tham mưu trưởng của ông này, Thiếu tướng Sergei Popov.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quyết định được đưa ra vào cuối tháng trước (29/6) sau khi tiến hành cuộc thanh tra toàn diện ở hạm đội này.

Đợt thanh tra kéo dài gần một tháng đã phanh phui nhiều bất cập trong nội bộ Hạm đội biển Baltic.

Theo truyền thông địa phương, chỉ huy Hạm đội Baltic đã cố gắng che đậy vụ va chạm giữa tàu ngầm Nga Krasnodar với tàu tuần tra Ba Lan. Điều này khiến quan chức Bộ Quốc phòng và ông Putin nổi giận.

Bộ Quốc phòng Nga còn cáo buộc các sĩ quan thuộc hạm đội này sao lãng nhiệm vụ, thiếu sót nghiêm trọng trong việc tổ chức huấn luyện chiến đấu, không quan tâm cấp dưới, không chú trọng cải thiện nhân sự và bóp méo sự thật về thực tế tồn tại trong hạm đội.

Báo chí Nga nhận định, quyết định của ông Putin khiến dư luận nước Nga dậy sóng, bởi chưa bao giờ một lượng lớn chỉ huy quân đội bị sa thải cùng lúc như vậy.

Được biết, biển Baltic là vị trí chiến lược trên biển; giáp Nga và Estonia, Latvia và Lithuania – nơi NATO, Thụy Điển, Phần Lan và Ba Lan đã tăng cường sự hiện diện. Đây cũng là điểm xung đột tiềm tàng giữa các tàu hải quân châu Âu, Mỹ và hạm đội Nga.

Do đó, Hạm đội biển Baltic đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với an ninh quốc gia Nga.

Theo Theo Express
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.