Ông chủ quán cơm - nhà sáng chế bộ đèn siêu tiết kiệm

Ông chủ quán cơm - nhà sáng chế bộ đèn siêu tiết kiệm
TPO - “Tiết kiệm một ký điện cũng đỡ gánh nặng cho quốc gia”. Đó là chia sẻ của Anh Thái Sinh Hòa, một chủ quán cơm tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), người đã sáng chế ra bộ đèn siêu tiết kiệm điện.

Ông chủ quán cơm - nhà sáng chế bộ đèn siêu tiết kiệm

TPO - “Tiết kiệm một ký điện cũng đỡ gánh nặng cho quốc gia”. Đó là chia sẻ của Anh Thái Sinh Hòa, một chủ quán cơm tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), người đã sáng chế ra bộ đèn siêu tiết kiệm điện.

Anh Thái Sinh Hòa
Anh Thái Sinh Hòa.

Đèn “ba trong một”

Dạo đó thành phố cắt điện liên miên, nhà nhà phải mua đèn sạc điện, gia đình thì mua đèn xạc nhỏ, quán xá mua đèn xạc lớn… Thế nhưng đèn xạc cũng chỉ sáng được một vùng nhỏ, không đủ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, nhất là khách ăn ở tiệm và đèn xạc tốn công, tốn điện.

Anh Hòa cũng như bao người khác gặp khó khăn lúc mất điện, từ đó anh có ý nghĩ phải sáng chế ra một cái đèn tiết kiệm điện chạy bằng ắc quy có thể gắn lên trần nhà.

Anh Hòa nghĩ ngay đến đèn LED 12 vol của xe máy và liền mua loại đèn LED nhỏ như bóng đèn pin, ráp thành bộ 20 bóng, công suất chỉ vừa đúng 1W. Không có tiền mua chóa đèn, anh dùng tấm gương phản quang khổ 20x30cm để tăng thêm độ sáng.

Thiết kế xong bộ đèn, anh cắm vào bình ắc quy 12V đã qua sử dụng, đèn sáng trưng. Anh liền ráp lên trần nhà và dùng thử. Anh sáng đèn đủ phục vụ cho một bàn ăn.

Nhà sáng chế Thái Sinh Hòa mày mò sáng chế bộ đèn: ba trong một”
Nhà sáng chế Thái Sinh Hòa mày mò sáng chế bộ đèn: ba trong một”.

Thấy hiệu quả mà tốn ít điện, anh Hòa liền tiếp tục phát triển thêm 8 bộ bóng lắp cho quán cơm. Như vậy với một bình ắc – quy 12V sau một lần xạc sẽ thắp sáng cho 8 bộ bóng này chiếu sáng căn hộ 80m2 trong 4 đêm.

Bộ đèn của anh Hòa sáng chế có ba ưu điểm nổi bật là rẻ, siêu tiết kiệm điện (vì một bộ đèn chỉ có 1W trong 1 giờ) và bền vì đèn LED dùng cho xe máy có độ bền cả chục năm. Chính vì vậy, anh Hoà đặt tên cho bộ đèn của mình sáng chế là đèn “ba trong một” (ba lợi ích trong một bóng đèn).

Những ngày mùa khô, điện thường xuyên bị cắt, nhưng riêng tiệm cơm nhỏ ở góc đường 3/2-Nguyễn Văn Cừ (Đà Lạt) của anh Hòa điện vẫn sáng phục vụ khách ăn ra vào tấp nập. Ngoài mục đích sử dụng cho những khi mất điện, anh Hòa còn làm thêm một số bộ nữa phục vụ liên tục cho khu vực nhà bếp, nhà vệ sinh…

Gắn bộ đèn “ba trong một” tự sáng chế lên trần nhà
Gắn bộ đèn “ba trong một” tự sáng chế lên trần nhà.

Sẵn sàng chuyển giao “công nghệ”

Anh Hòa còn cho biết bộ đèn do anh chế tạo có thể cắm trực tiếp vào bình xe máy thắp sáng suốt đêm cho gia đình mà tốn rất ít điện, không ảnh hưởng đến tuổi thọ của bình. Anh sẳn sàng giúp cho tất cả các bà con cần dùng bộ bóng đèn tiết kiệm điện của anh mà không cần tiền công. Chúc cho ý tưởng của anh thành hiện thực.

Thấy đèn tiện dụng và lạ, ngày nào cũng có người quan tâm hỏi han và tìm hiểu cách thức làm. “Đèn này rất dễ chế tạo, bà con nào có nhu cầu, anh sẵn sàng chỉ vẽ cho làm”- anh Hòa chia sẻ.

Ánh sáng phát ra từ đèn “ba trong một”
Ánh sáng phát ra từ đèn “ba trong một”.

Mới đây, trong một dịp đi công tác tại các xã vùng sâu Đạ Rsan và Liêng Sa Rôn thuộc huyên Đam Rông (Lâm Đồng), người viết bài này đã giới thiệu với bà con địa phương về chiếc đèn “ba trong một” siêu tiết kiệm điện của anh Hòa, mọi người rất thích. Họ bày tỏ quyết tâm sẽ tìm đến gặp anh Hòa để học hỏi cách làm nhằm về ứng dụng cho làng bản.

Những vùng sâu như Đạ Rsan và Liêng Sa Rôn…do quá xa nên điện lưới quốc gia chưa vươn tới được. Những nơi này thường chỉ có điện bình ắc - quy, thủy điện nhỏ hoặc điện mặt trời… Tuy nhiên, chí phí để sản xuất ra điện phục vụ cho nơi này rất tốn kém. Do đó, việc phổ biến cho bà con biết và sử dụng đèn “ba trong một” như của của anh Hòa là rất thích hợp và hiệu quả.

Lê Văn Công

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.