Nữ hoàng Anh nói Trung Quốc cố đưa “điệp viên” tiếp cận bà

Nữ hoàng Anh Elizabeth II và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (ảnh Daily Mail)
Nữ hoàng Anh Elizabeth II và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (ảnh Daily Mail)
Trong đoạn video trò chuyện với Nữ hoàng, một nữ sĩ quan đã hỏi Nữ hoàng về việc phía Trung Quốc đã cố gắng đưa thông dịch viên (nhưng thật ra là sĩ quan an ninh) vào xe ngựa chở Nữ hoàng trong chuyến thăm Anh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 10 năm ngoái. Nữ hoàng Anh đã xác nhận việc này.

Nữ sĩ quan Lucy D’Orsi, người phụ trách an ninh cho chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng Mười, đã nói với Nữ hoàng Elizabeth II rằng “Vâng họ (phía Trung Quốc) muốn đưa cả thông dịch viên vào xe ngựa cùng Nữ hoàng”.

Đáp lại lời của cô D’Orsi, Nữ hoàng Anh đã gật đầu và xác nhận vụ việc. Tất cả đoạn trao đổi đều được người quay phim của Hoàng gia ghi lại. 

Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu một nguồn tin tiết lộ với giới truyền thông mục đích Trung Quốc cứ khăng khăng muốn đưa thông dịch viên vào cùng. 

“Người vệ sĩ, hay có thể là gián điệp, đã cố gắng vào trong xe ngựa và bị ngăn cản sau khi các nhân viên an ninh Anh xác định anh ta là một sĩ quan an ninh chứ không phải thông dịch viên. Nói cách khác, họ đang cố gắng đưa một kẻ ranh ma vào trong cùng với Chủ tịch Tập và Nữ hoàng” – nguồn tin cho biết.

Trên The Sunday Times, các quan chức an ninh Anh cũng đã cho biết từng phải chặn không cho thông dịch viên lên xe.

Cũng trong đoạn video đối thoại với sĩ quan D’Orsi, Nữ hoàng Anh còn có lời nhận xét rằng các quan chức đi cùng ông Tập Cận Bình rất “thô lỗ”. Những lời bình luận của Nữ hoàng Anh đáng ra sẽ không được phát công khai nhưng hôm ấy Nữ hoàng Elizabeth II cầm theo một chiếc ô bằng nhựa. Chính chiếc ô này đã khuếch đại lời nói của Nữ hoàng và micro đã thu được.

Chuyến thăm chính thức Anh của Chủ tịch Tập Cận Bình đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ các nhà quan sát và chính trị gia ở Anh. Họ cho rằng, chính phủ Anh đang muốn lấy lòng Bắc Kinh và đang “khúm núm” quá mức.

Thậm chí, chính phủ Anh còn yêu cầu Thái tử Charles không đón tiếp Đạt Lai Lạt Ma vào tháng 6 năm ngoái để không làm “phật lòng” Bắc Kinh. Đạt Lai Lạt Ma được biết đến như là nhân vật bất đồng quan điểm với Chính quyền Trung Quốc.

Theo Theo vntinnhanh.vn
MỚI - NÓNG