Nông dân khấm khá từ nghề làm long nhãn

Mùa làm long nhãn kéo dài chưa đầy 2 tháng nhưng gia đình anh Phạm Văn Thể (Minh Tân, Hưng Yên) không chỉ thu tiền triệu/ngày mà còn lo công ăn việc làm thời vụ cho hơn 30 người.
Nông dân khấm khá từ nghề làm long nhãn ảnh 1

Nhãn lồng Hưng Yên là một trong những đặc sản nổi tiếng cả nước. Từ khoảng cuối tháng 7, đầu tháng 8 dương lịch, đâu đâu trên địa bàn tỉnh này người ta cũng nhìn thấy những vườn nhãn sai trĩu quả. Tuy nhiên, nhãn vào mùa rộ chỉ trong thời gian ngắn, số lượng lớn nên bà con Hưng Yên nghĩ ra cách bóc vỏ, loại hạt và đem sấy khô để ăn dần. Không ai ngờ, món nhãn sấy khô, hay còn gọi là long nhãn lại được nhiều người biết đến và hỏi mua với giá cao.

Nông dân khấm khá từ nghề làm long nhãn ảnh 2

Gia đình anh Phạm Văn Thể, chị Nguyễn Thị Hén ở Duyệt Lễ, Minh Tân, Hưng Yên đã gắn bó với nghề làm long nhãn hơn 20 năm nay. Chị Hén cho biết, nghề này làm 1 - 2 tháng ăn cả năm.

Nông dân khấm khá từ nghề làm long nhãn ảnh 3

Trước kia, chị Hén trồng hơn 2 ha nhãn, nhưng do nhà ít người làm nên nhượng cho người khác. Hiện tại, anh chị chuyên thu mua quả tại các vườn về để chế biến thành long nhãn.

Nông dân khấm khá từ nghề làm long nhãn ảnh 4

Trước 2 - 3 tháng khi nhãn ra hoa và quả nhỏ, anh Thế và chị Hén đã đến tận vườn để đặt cọc mua. Sau khi nhãn kết trái, đến mùa thu hoạch, anh chị thuê người đến bẻ. Nhãn tại vườn có giá từ 5.000 - 6.000 đồng/kg.

Nông dân khấm khá từ nghề làm long nhãn ảnh 5

Vào thời điểm cuối mùa hoặc năm mất mùa, giá lên cao nhất là 8.000 đồng/kg.

Nông dân khấm khá từ nghề làm long nhãn ảnh 6

Sau khi thu mua nhãn quả về, chị Hén thuê người bứt quả và xoáy long.

Nông dân khấm khá từ nghề làm long nhãn ảnh 7

Do mùa thu hoạch chỉ kéo dài hơn 1 tháng nên chị Hén phải thuê 5 công nhân đi hái nhãn tại các vườn và 25 người xoáy long nhãn. Tiền công xoáy long được tính theo số cân nặng nhãn tươi, thường là 3.000 đồng nếu xoáy được 1 kg.

Nông dân khấm khá từ nghề làm long nhãn ảnh 8

Công nhân chủ yếu là những người làng Duyệt Lễ và các nơi lân cận. Bà Hinh (Duyệt Lễ, Minh Tân, Hưng Yên) xoáy long tại xưởng nhà chị Hén cho biết, trung bình mỗi người xoáy được từ 35 đến 40 kg, người làm nhanh được 50kg nhãn quả, kiếm được 100.000 - 150.000 đồng/ngày.

Nông dân khấm khá từ nghề làm long nhãn ảnh 9

"Vỏ nhãn mỏng, cùi mọng nước nên người xoáy long phải nhẹ nhàng và khéo léo", bà Hinh nói

Nông dân khấm khá từ nghề làm long nhãn ảnh 10

"Nhãn được chọn làm long thường là loại quả to vừa, do cùi trung bình nên dễ sấy khô. Còn loại quả to, cùi mọng, sấy rất lâu và tốn kém nên không được kinh tế cao", chị Hén cho biết.

Nông dân khấm khá từ nghề làm long nhãn ảnh 11

Dụng cụ xoáy long nhãn khá đơn giản do chính tay anh Thể - chủ xưởng tự chế.

Nông dân khấm khá từ nghề làm long nhãn ảnh 12

Theo chị Hén, khoảng 25 công nhân xoáy long cho trung bình mỗi ngày được từ 8 đến 10 tạ nhãn tươi.

Nông dân khấm khá từ nghề làm long nhãn ảnh 13

Cùi nhãn ngọt nên rất có sức hút với ong mật. Do đó, người xoáy long thường phải đeo găng tay để tránh bị ong đốt.

Nông dân khấm khá từ nghề làm long nhãn ảnh 14

Từ công đoạn hái quả, xoáy long, cho đến sấy khô đều được làm thủ công.

Nông dân khấm khá từ nghề làm long nhãn ảnh 15

Long nhãn được sấy khô trong lò, chất đốt bằng than bùn. Theo chị Hén, để nhãn không bị cháy và đủ độ khô, nhiệt độ lò lúc nào cũng phải ổn định. Thời gian sấy long rất lâu, thường 1 ngày, 1 đêm cùi nhãn mới đủ độ khô.

Nông dân khấm khá từ nghề làm long nhãn ảnh 16

Long vừa ra lò có mùi thơm ngậy. Thông thường 8 - 10 kg nhãn tươi sau khi sấy khô chỉ cho được khoảng 5 - 7 kg long nhãn.

Nông dân khấm khá từ nghề làm long nhãn ảnh 17

Chị Hén cho biết, long nhãn ngày càng có giá trị. Trung bình mỗi kg giá bán buôn 85.000 - 200.000 đồng, bán lẻ giá cao hơn 300.000-350.000 đồng/kg.

Nông dân khấm khá từ nghề làm long nhãn ảnh 18

Sau khi cho ra lò, cùi nhãn khô lại và có màu vàng tự nhiên."Long hơi ngả vàng, ăn dai chắc chắn là long không bị tẩy trắng hay quét nước đường làm màu", chị Hén chia sẻ.

Nông dân khấm khá từ nghề làm long nhãn ảnh 19

Long nhãn được đóng vào túi nylon dầy, buộc chặt để tránh không khí vào dễ bị mốc. "Cứ cách 2 - 3 ngày, thương lái ở các nơi về thu mua, nhiều bữa không đủ để bán. Mà nghe các anh buôn nói là đem long bán cho người Trung Quốc để làm thuốc", chị Hén nói.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG