Những việc nên chuẩn bị trước khi làm mẹ

Ảnh minh họa. Nguồn: shutterstock.
Ảnh minh họa. Nguồn: shutterstock.
Mang thai và được làm mẹ là điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ. Để thiên chức ấy được thực hiện hoàn hảo, trọn vẹn nhất, các bà mẹ nên trang bị đầy đủ những kiến thức, cũng như có các động thái cần thiết để chuẩn bị đón chào thiên thần nhỏ của mình.

1. Khám sức khỏe:

Việc đầu tiên khi bạn bắt đầu có ý định muốn mang thai đó là khám sức khỏe tổng quan. Bạn có thể đề nghị được kiểm tra khả năng thụ thai của mình. Xét nghiệm máu sẽ cho bạn biết bạn có mắc các bệnh như viêm gan B, C, bệnh lây qua đường tình dục, HIV và lượng tiểu cầu, bạch cầu và hồng cầu của bạn.

Siêu âm và khám phụ khoa để đánh gia chức năng hoạt động của gan, phổi, thận và phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến việc mang thai như bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, polyp cổ tử cung, hình thái cổ tử cung. Ngoài ra, bạn nên đến các phòng khám nha khoa vì khi mang thai, tấy nhiều người mắc các căn bệnh về răng miệng.

2. Tiêm phòng:

Bạn nên xét nghiệm và tiêm phòng viên gan B, Rubella, cúm... Tiêm Rubella tốt nhất trước khi có thai 3 – 4 tháng. Với mũi tiêm cúm là 2 tháng trước khi có thai và không được tiêm các mũi liền nhau. Bạn nên đến các trung tâm y tế dự phòng để các bác sĩ tư vấn và lên lịch tiêm phòng cho bạn. Trước 2 tháng mang thai, bạn cũng nên tẩy giun cho mình và gia đình.

3. Bổ sung axit folic:

Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên uống 400 microgram axit folic trong suốt 3 chu kỳ kinh nguyệt trước khi có em bé, hoặc ít nhất một tháng trước khi thụ thai. Uống axit folic giúp bạn ngăn ngừa một số bệnh dị tật bẩm sinh, như khuyết tật ống thần kinh, nứt đốt sống...

Bạn có thể mua bổ sung axit folic ở nhà thuốc hoặc dùng viên vitamin tổng hợp. Hãy để ý nhãn các hộp vitamin tổng hợp để đảm bảo chúng có chứa đủ 400 microgram axit folic và không nhiều hơn 770 microgram RAE vitamin A. Để chắc chắn, nên hỏi bác sĩ về những loại thuốc sẽ dùng.

4. Từ bỏ một số thói quen không tốt:

Nếu đang hút thuốc lá thì đây là lúc nên dừng lại. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc hoặc dùng một số loại thuốc có thể dẫn đến sảy thai, đẻ non hoặc trẻ nhẹ cân. Sử dụng thuốc lá ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và làm giảm số lượng tinh trùng đối tác của bạn. Khói thuốc lá cũng ảnh hưởng đến việc mang thai.

Rượu cũng không tốt cho việc thụ thai. Uống rượu khi đang mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh và một loạt vấn đề khác cho em bé của bạn sau này.

Trong khi chưa có sự đồng thuận về việc sử dụng cà phê bao nhiêu là an toàn thì các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời kỳ thụ thai không nên sử dụng với số lượng lớn.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ caffein nhiều sẽ giảm khả năng sinh sản, nó cũng có thể gây sẩy thai sau này. Bà bầu hạn chế dùng cà phê 200 mg mỗi ngày.

5. Chế độ dinh dưỡng:

Nên lựa chọn những thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng để thai nhi khỏe mạnh. Cố gắng ăn 2 chén trái cây, 1/2 chén rau mỗi ngày, các loại ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm chứa nhiều chất như đậu, các loại hạt, nước cam, sữa chua... Những chất giàu protein, sản phẩm đậu nành, thịt... cũng rất tốt cho bạn trước khi mang thai.

6. Chuẩn bị tâm lý:

Tâm lý rất quan trọng vì bạn sẽ trải nghiệm những đổi thay hoàn toàn mới mẻ. Thiên chức làm cha mẹ đòi hỏi sự hy sinh, tình yêu thương, sự chăm sóc… vô điều kiện. Tài chính cũng là một khía cạnh cần chuẩn bị trước khi đón bé chào đời. Vì vậy, ngoài việc chuẩn bị tâm lý cho chính mình, bạn cần chia sẻ mọi dự định liên quan đến con cái với người bạn đời.

Theo Theo Tạp chí Sức khỏe & An toàn Thực phẩm
MỚI - NÓNG