Những 'tử địa' bí ẩn ở Trung Quốc khiến nhiều người một đi không trở lại

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ở Trung Quốc có những vùng đất huyền bí vô cùng đáng sợ, gọi là “Cấm địa tử vong”. Tương tự tam giác quỷ Bermuda ở Châu Mỹ, những khu vực này thường xuất hiện rất nhiều hiện tượng kỳ dị mà khoa học hiện đại cũng không thể giải thích.

Thung lũng chết ở núi Côn Lôn

Những 'tử địa' bí ẩn ở Trung Quốc khiến nhiều người một đi không trở lại ảnh 1

Đỉnh núi của núi Côn Lôn thẳng đứng, hùng vĩ tráng lệ, là núi Thần của Trung Quốc cổ đại, được cho là vùng đất mà thần tiên sinh sống, chứa đầy màu sắc thần bí. Những câu chuyện cổ lưu truyền như: “Hằng Nga chạy vào cung trăng”, “Mục Thiên Tử truyện”, “Tây Du Ký”… đều có những tình tiết liên quan đến núi Côn Lôn.

Vật đổi sao dời, đến thời đại khoa học công nghệ phát triển, núi Côn Lôn vẫn là một trong những vùng đất bí ẩn nhất Trung Quốc. Mà bí ẩn nhất trong số những bí ẩn phải kể đến “Thung lũng chết” nằm trên núi Côn Lôn được mọi người xem là cấm địa.

Tương truyền rằng, những người chăn cừu có kinh nghiệm phong phú ở địa phương thà để cho những con cừu của mình chết đói vì không tìm được cỏ để ăn, cũng không cho chúng chạy vào trong “thung lũng chết” ăn cỏ, bởi vì họ biết luôn tồn tại một tin đồn rằng thung lũng này có ma quỷ xuất hiện, một khi đã đi vào thì chắc chắn không thể đi ra…

Núi Mạc Can tập hợp các loại rắn độc

Tại phía tây huyện Đức Thanh thành phố Hồ Châu tỉnh Chiết Giang, có một địa điểm tham quan du lịch cấp quốc gia – núi Mạc Can, không chỉ có danh xưng là một trong “tứ đại thắng cảnh tránh nóng”, mà còn có truyền thuyết về tướng tài Can Tường Mạc Tà từng đúc kiếm tại nơi này.

Núi Mạc Cao cao khoảng 700 mét đến 750 mét so với mặt nước biển, trong một năm chỉ có khoảng thời gian vào cuối mùa thu bạn mới có cơ hội nhìn thấy được cảnh tượng thần kỳ như vậy thôi.

Những 'tử địa' bí ẩn ở Trung Quốc khiến nhiều người một đi không trở lại ảnh 2
Núi Mạc Can (Ảnh: Shutterstock).

Bạn sẽ không thấy được bất cứ một cây trúc sào nào ở đây, nhưng lại có trên 30 loài rắn các loại, những loài rắn này tập trung lại với nhau, trong đó còn có rất nhiều loài rắn độc.

Nông dân địa phương ở núi Mạc Can nói rằng trên đỉnh núi có một con “xà vương” màu đỏ, còn có người kể lại rất sống động rằng, họ đã từng nhìn thấy con “xà vương” đó. Núi Mạc Can còn được mọi người gọi là “Xà Sơn” (Núi Rắn).

Tương truyền rằng chỉ cần có người đi đến nơi đó, trên đỉnh núi sẽ xảy ra hiện tượng mây gió thay đổi, sau đó là có mưa, đặc biệt là đi vào mùa cuối thu, đây là khoảng thời gian trên đỉnh núi có nhiều loài rắn nhất, bởi vì vào thời điểm này các loại rắn muôn màu muôn vẻ bắt đầu tập hợp lại với nhau để ngủ đông, do vậy đi vào mùa này có thể nhìn thấy nhiều loài rắn nhất, cũng có thể sẽ gặp được con “xà vương” đó nữa.

Theo như lời kể của người dân địa phương nơi đây, chỉ cần có người bò lên trên đỉnh núi, đi đến gần chỗ an táng cha mẹ Mạc Can, chắc chắn sẽ có gió to nổi lên, sấm chớp liên hồi, giống như là đang cảnh cáo và ngăn cản con người đến gần, lâu dần đỉnh núi nơi đây được người dân địa phương xem là một cấm địa, không còn ai dám lên trên đó nữa.

Hồ “Mê Hồn” trên núi Ngõa Ốc

Vùng 30° vĩ độ Bắc là vĩ độ bí ẩn nhất trên thế giới. Vùng Tam giác Bermuda ở Trung Mỹ cũng nằm trong vĩ độ này. Điều mọi người có thể không ngờ tới là, ở Trung Quốc cũng có một nơi huyền bí nằm trên phạm vi của vĩ độ này, được gọi là “Tam giác Bermuda” trên đất liền.

Nơi này chính là hồ Mê Hồn trên núi Ngõa Ốc, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, tọa lạc tại vĩ độ vào khoảng 29°32′ - 29°34' bắc. Khu vực này rộng hơn 1000 mẫu (0,6km2), khắp nơi đều được bao phủ bởi cây cối rậm rạp chen chúc, nên không có đường đi. Có nhiều gò đất giống hệt nhau, vừa cao vừa rộng, nên rất khó phân biệt được từng địa điểm. Sau khi tiến vào vùng đất này, người ta thường bị mất phương hướng, la bàn không thể hoạt động, đồng hồ không chạy, đầu óc quay cuồng chóng mặt.

Những 'tử địa' bí ẩn ở Trung Quốc khiến nhiều người một đi không trở lại ảnh 3
Sau khi tiến vào vùng đất này, người ta thường bị mất phương hướng, la bàn không thể hoạt động, đồng hồ không chạy, đầu óc quay cuồng chóng mặt. Ảnh: sohu.com

Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra xoay quanh các hiện tượng siêu nhiên xuất hiện trên hồ Mê Hồn, núi Ngõa Ốc. Một số người nói rằng đây là “Bát quái mê hồn trận” do Trương Lăng, người sáng lập giáo phái Ngũ Đấu Mễ Đạo trong Đạo giáo Trung Quốc thời Đông Hán, lập ra… Một số khác cho rằng đây là do ảnh hưởng của từ trường tự nhiên dưới lòng đất. Lại có người nói rằng đó là do chướng khí của các loại gỗ bị chôn vùi dưới lòng đất. Do sự huyền bí đáng sợ của Hồ Mê Hồn mà khi khai phá núi Ngõa Ốc, chính quyền địa phương đã phải phong tỏa Hồ Mê Hồ, quy định đây là một khu vực cấm, nhằm tránh trường hợp khách du lịch vô tình đi lạc vào đây.

Hồ Phàn Dương - “Tam giác quỷ của phương Đông”

Phàn Dương (hay Bà Dương, Phiền Dương, Phồn Dương) là một hồ nước ngọt ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, People Daily cho biết. Nó có chiều dài 173km, chiều rộng tối đa 74km và chu vi bờ lên tới 1.200km. Vào mùa mưa diện tích mặt hồ lên tới 4.000km2, còn vào mùa khô chỉ còn dưới 1.000km2.

Vùng biển ở phía tây Đại Tây Dương được gọi là "Tam giác quỷ" vì nhiều tàu và máy bay biến mất ở đây mà không để lại dấu tích. Từ lâu Phàn Dương được mệnh danh là “Tam giác quỷ phương Đông”. Hồi tháng 10 nhiều báo lớn của Trung Quốc đưa tin về sự nguy hiểm của nó. The Epoch Times đưa tin, trong suốt 60 năm qua, người ta thống kê được hơn 200 tàu và thuyền chìm trong hồ khiến khoảng 1.600 người mất tích. Chỉ có 30 người sống sót, song tất cả họ đều mắc bệnh tâm thần.

Những 'tử địa' bí ẩn ở Trung Quốc khiến nhiều người một đi không trở lại ảnh 4
Đền lão gia trên hồ bà dương. Ảnh: qudong.com

Vùng nước nguy hiểm nằm ở phía bắc hồ Phàn Dương và thuộc huyện Đô Xương, tỉnh Giang Tây. Một ngôi đền có tên Lão Gia nằm ở bờ phía bắc của hồ. Vì thế người dân địa phương lấy tên đền để gọi vùng nước gần đó.

Trong số những tàu mất tích trong "Tam giác quỷ phương Đông" có một chiếc nặng tới 2.000 tấn. Một tài liệu ghi lại rằng 13 tàu cùng gặp nạn tại đây vào ngày 3/8/1985. Đây là sự kiện hiếm khi xảy ra trong lịch sử các vụ đắm tàu trên thế giới. Các thợ lặn chưa bao giờ thấy những chiếc thuyền dù tìm kiếm rất nhiều lần. Ngoài ra, trên vùng hồ Phàn Dương còn xảy ra vô số hiện tượng bí ẩn khác chưa có lời giải.

“Quỷ môn quan” núi Lục Bàn

Núi Lục Bàn nằm ở phía nam Ninh Hạ, đây là một khu vực nổi tiếng với phong cảnh đẹp như tranh vẽ. Thời điểm huy hoàng nhất trong lịch sử núi Lục Bàn là khi Thành Cát Tư Hãn trường kỳ đóng quân tại đây. Năm đó, quân đội nhà Nguyên chính là xuất phát từ nơi này mà đánh chiếm được rất nhiều lãnh thổ.

“Quỷ môn quan” nằm gần sông Nhị Long, là vùng lõi của núi Lục Bàn, cũng là khu vực đáng sợ nhất ở nơi đây. Dân gian thường truyền nhau câu “Quỷ môn quan, núi bao vây núi, đi vào dễ, đi ra khó”.

“Quỷ môn quan” thường xuyên bị bao phủ bởi sương mù dày đặc, rất dễ làm cho người ta mất phương hướng. Buổi tối gió thổi rít từng cơn, thỉnh thoảng kèm theo tiếng bước chân của thú rừng lúc ẩn lúc hiện khiến người ta không khỏi rùng mình.

“Hồ dạ xoa” Rakshastal ở Tây Tạng

Biệt danh “hồ dạ xoa”, “hồ quỷ” theo tiếng Tây Tạng có nghĩa là “hồ đen nhiễm độc”. “Hồ quỷ” nằm ở quận Burang thuộc địa khu Ngari, là một nhánh được tách ra từ hồ nước ngọt Manasarovar Tây Tạng, tuy nhiên nó lại là hồ nước mặn không có thực vật hay cá sống ở đây.

Truyền thuyết đáng sợ nhất về Rakshastal là khi nhìn từ trên cao xuống, hình dáng của nó giống như bộ da người bị lột. Tương truyền, hồ Rakshastal là lãnh địa của Lanka – vua quỷ mười đầu. Theo quan niệm của người Tây Tạng, hồ có hình dạng lưỡi liềm, tượng trưng cho đêm tối, cho thế lực hắc ám. Người dân địa phương cũng nói rằng, họ thường nghe thấy những tiếng kêu khóc thảm khốc, lúc trầm lúc bổng, khiến cho ai nghe thấy cũng phải sởn gai ốc.

“Hồ tử thần” La Bố Bạc ở Tân Cương

Hồ Lop Nur (hay còn gọi là La Bố Bạc) là một nhóm các hố, hồ muối nhỏ nằm giữa sa mạc Taklamakan và sa mạc Kuruktag thuộc phía Đông khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.

Đây từng là hồ nước mặn lớn thứ hai ở Trung Quốc, là một di tích lịch sử đầy huy hoàng bởi nó từng là một bộ phận của con đường tơ lụa và là nơi tọa lạc của thành cổ Lâu Lan, nhưng vì rất nhiều lý do mà ngày nay khu vực này chỉ còn là một vùng xác muối. Rất nhiều chuyện kỳ ảo không thể lý giải đã xảy ra ở đây.

Những 'tử địa' bí ẩn ở Trung Quốc khiến nhiều người một đi không trở lại ảnh 5
Ảnh chụp vệ tinh khu vực hồ muối La Bố Lạc. Những mảng trắng chính là muối. (Ảnh: chinareport.com).

Năm 1980, nhà khoa học nổi tiếng Trung Quốc Bành Gia Mộc mất tích trong một cuộc khảo sát; 16 năm sau nhà thám hiểm Dư Thuần Thuận cũng gặp nạn tại đây, nên khu vực này càng đem lại cho con người cảm giác thần bí. Hồ Lop Nur không có cây cối, không sông suối, nhiệt độ lên tới 70 độ C khiến cho không loài chim nào dám bay ngang qua đây.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.