Những trường hợp nào không được tiêm vắc xin COVID-19 khác loại

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 đang được thực hiện rộng khắp các tỉnh thành để sớm đạt được miễn dịch cộng đồng. Tại TPHCM ngành y tế vừa có hướng dẫn tiêm 2 liều vắc xin COVID-19.

Đến nay, có 6 loại vắc xin ngừa COVID-19 đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép đưa vào tiêm chủng cho người dân. Chiến dịch tiêm chủng đang được thực hiện trên khắp các tỉnh thành với mục tiêu sớm đưa cả nước đạt miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất.

Những trường hợp nào không được tiêm vắc xin COVID-19 khác loại ảnh 1

Chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 đang được thực hiện rộng khắp các tỉnh thành.

Tại TPHCM, trước tình hình diễn biến phức tạp, các biện pháp áp dụng đã triển khai đồng bộ nhưng mục tiêu kiểm soát dịch chưa đạt được kỳ vọng. Ngành y tế đang hỏa tốc thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin với dự kiến sẽ chích mũi thứ nhất cho 70% số dân trên 18 tuổi đang sinh sống trên địa bàn thành phố trong tháng 8/2021 với tổng số khoảng 5,5 triệu liều.

Ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, bên cạnh việc đẩy mạnh tiêm chủng cho người dân, thành phố cũng đang tổ chức chích ngừa COVID-19 cho công dân nước ngoài đang làm việc, sinh sống trên địa bàn thành phố.

Thành phố đang giao Sở Y tế phối hợp với Sở Ngoại vụ cập nhật thường xuyên tình trạng tiêm chủng vắc xin cho người nước ngoài qua các cơ quan lãnh sự tại thành phố để tổ chức tiêm chủng phù hợp theo năng lực và nguồn vắc xin.

Những trường hợp nào không được tiêm vắc xin COVID-19 khác loại ảnh 2

Hiện nay Bộ Y tế đã cấp phép và đưa vào sử dụng 6 loại vắc xin COVID-19 trong tiêm chủng.

Theo thông tin từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TPHCM, sau khi kết thúc chiến dịch tiêm 930.000 liều trong đợt 5, thành phố tiếp tục triển khai đợt tiêm thứ 6. Cộng dồn từ ngày 22/7 đến nay, đã có 1.561.328 người được tiêm vắc xin ngừa COVID-19, tỷ lệ phản ứng nhẹ xảy ra ở mức rất thấp, chỉ có một số người gặp phản ứng ở mức độ trung bình, tất cả đều an toàn sau khi tiêm.

Để thống nhất triển khai việc tiêm chủng mũi thứ nhất và mũi thứ hai cho cộng đồng, Sở Y tế cũng đã có công văn hướng dẫn tiêm 2 liều vắc xin phòng COVID-19 gửi đến tất cả các cơ sở đang thực hiện tiêm chủng.

Theo đó, để triển khai tiêm chủng an toàn, tăng độ bao phủ và đạt hiệu quả sử dụng tối đa vắc xin từ các nguồn khác nhau, Sở Y tế đề nghị các đơn vị thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Cụ thể, những người đã tiêm mũi thứ nhất bằng vắc xin nào thì tốt nhất nên tiêm mũi thứ hai bằng vắc xin đó.

Những trường hợp nào không được tiêm vắc xin COVID-19 khác loại ảnh 3

Các phương án chích mũi 2 vắc xin COVID-19 đã được ngành y tế hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp sau khi chích mũi thứ nhất để tối ưu hiệu quả.

Trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, có thể phối hợp bằng tiêm mũi thứ hai vắc xin do Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi thứ nhất bằng vắc xin do Astrazeneca sản xuất nếu người được tiêm chủng đồng ý. Khoảng cách giữa hai mũi tiêm là 8 đến 12 tuần. Không sử dụng vắc xin do Moderna sản xuất hoặc các vắc xin khác để tiêm mũi thứ hai cho người đã tiêm mũi thứ nhất bằng Astrazeneca.

Với những người đã tiêm mũi thứ nhất bằng vắc xin Sinopharm, Pfizer, Moderna sản xuất thì mũi thứ hai chỉ tiêm vắc xin cùng loại. Khoảng cách giữa hai mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.