Những trường 'chọi' thấp, điểm chuẩn cao - tiếp

Những trường 'chọi' thấp, điểm chuẩn cao - tiếp
TPO- Nhiều trường đại học có số lượng hồ sơ đăng ký dự thi không nhiều, tỷ lệ “chọi” thấp nhưng điểm chuẩn vào trường vẫn khá cao.

> Phần 1: Những trường 'chọi' thấp nhưng điểm chuẩn cao

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Học viện Ngoại giao năm 2011 có khoảng gần 3.000 hồ sơ đăng ký dự thi, chỉ tiêu của trường khoảng 450. Như vậy, tỷ lệ “chọi” vào trường là 1/7.

Trường ĐH Hà Nội có hơn 9.600 hồ sơ đăng ký năm 2011 trên tổng số 1.700 chỉ tiêu. Như vậy, tỷ lệ “chọi” vào trường khoảng 1/5,5.

Năm 2011, Học viện Báo chí Tuyên truyền nhận được 8.500 hồ sơ đăng ký dự thi. So với chỉ tiêu của trường 1.450, tỷ lệ “chọi” vào trường khoảng 1/5,5.

Năm 2011, ĐH Xây dựng nhận được hơn 12.000 hồ sơ, trong tổng số 2.800 chỉ tiêu. Tỷ lệ “chọi” vào trường sẽ là 1/4,4.

Trường ĐH Luật năm 2011 có trên 11.570 hồ sơ đăng ký dự thi (tổng số chỉ tiêu 1.800). Như vậy, tỷ lệ “chọi” vào trường khoảng 1/7.

Trường ĐH Giao thông Vận tải, năm 2011, nhận được 18.000 hồ sơ đăng ký dự thi, trong khi chỉ tiêu vào trường là 4.000. Tỷ lệ “chọi” vào trường khoảng 1/4,5.

Điểm chuẩn cao

Dù tỷ lệ “chọi” vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2011 không cao nhưng nhiều ngành của trường có điểm chuẩn cao so với các trường cùng ngành, cùng khối thi.

Cụ thể, điểm chuẩn năm 2011, ngành Quan hệ quốc tế, quan hệ công chúng, Quảng cáo có điểm chuẩn cao nhất là 22,5 (khối C) và 20 điểm (khối D1); ngành truyền hình (22 điểm khối C, 19 điểm khối D1) và Báo mạng điện tử (21,5 điểm khối C, 19 điểm khối D1).

Các ngành Quản lý kinh tế: 20,5 điểm (khối C) và 17,5 điểm (khối D1); Ngành Xuất bản 20,5 điểm (khối C) và 17,5 điểm (khối D1); Thông tin đối ngoại: 20,5 điểm (khối A) và 18,5 điểm (khối D1). Các ngành như Báo in, Báo phát thanh, Quản lý xã hội..., điểm chuẩn cũng từ 18-19 điểm.

Trường ĐH Luật Hà Nội năm 2011 điểm chuẩn không thấp. Khối A: 17,5; khối C: 20 điểm; khối D1: 18 điểm.

Học viện Ngoại giao năm 2011 có điểm chuẩn vào các ngành cũng khá cao, từ 19 đến 25 điểm. Cụ thể, ngành Quan hệ Quốc tế 21 điểm (khối D1) và 19 điểm (khối D3); Ngành Ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Pháp: 25 điểm; Ngành Kinh tế quốc tế (khối A): 20 điểm; Luật Quốc tế (khối D1, D3): 19 điểm; Ngành Truyền thông quốc tế (khối D1): 20,5 điểm.

Năm 2011, điểm chuẩn các ngành Khối A của ĐH Hà Nội khá cao. Cụ thể, ngành Quản trị kinh doanh: 20,5 điểm; Ngành kế toán: 20 điểm; Ngành Tài chính- Ngân hàng: 22,5 điểm.

Các ngành khối D điểm chuẩn cao như Ngành Quản trị kinh doanh: 27 điểm; Ngành Kế toán: 25,5 điểm; Ngành Tài chính- Ngân hàng: 28,5 điểm; ngành Ngôn ngữ Anh: 27 điểm. cángành khác dao động từ 21-26,5 điểm.

Năm 2011, ĐH Xây dựng công bố điểm chuẩn Ngành Kiến trúc khối V là 24,5 điểm; Các ngành Xây dựng Cầu dường, Công nghệ vật liệu xây dựng, Tin học, Cơ khí xây dựng, Kỹ thuật Trắc địa, Kinh tế xây dựng..., điểm chuẩn các ngành đều 18 điểm.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.