Thịt bò
Ăn thịt bò tái có nguy cơ nhiễm các ký sinh trùng như sán dải bò (sán xơ mít), sán lá gan… Các ký sinh trùng này có thể gây bệnh tại hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến ruột, gan và các cơ quan khác trong cơ thể.
Ngoài ra, thịt sống là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển nếu bảo quản không đúng cách. Từ đó dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa và các hậu quả khác. Bạn cần áp dụng nguyên tắc “ăn chín uống sôi” và không nên ăn thịt bò tái.
Nấm
Nấm chỉ an toàn khi nấu chín chứ bạn tuyệt đối không nên ăn nấm khi chưa chín, ngay cả khi bỏ vào lẩu thì bạn cũng phải đảm bảo rằng nấm đã chín hoàn toàn. Ăn nấm sống hoặc tái có thể gây ra vấn đề ngộ độc thực phẩm.
Gan lợn
Nhiều người thích ăn gan lợn trần hoặc xào hơi tái vì như vậy mới cảm nhận được vị ngọt. Tuy nhiên đây là một cách ăn không tốt vì gan là một cơ quan giải độc có chứa rất nhiều độc tố của lợn. Những người ăn nó khi còn sống rất dễ mắc một số bệnh, đồng thời bị nhiễm ký sinh trùng có trong gan lợn.
Ốc
Ốc sống trong môi trường bùn sâu thường chứa rất nhiều các loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể. Mỗi con ốc có thể chứa 3.000-6.000 ký sinh trùng giun ống. Luộc ốc chưa kỹ bị nhiễm ký sinh trùng và nguy cơ cao mắc các bệnh về tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, phù nề chân tay, ung thư hoặc các bệnh nguy hiểm khác do ký sinh trùng.
Nên loại bỏ ruột ốc và não ốc khi ăn. Ruột ốc nằm ở đuôi ốc chứa nhiều chất bẩn, không nên ăn. Não ốc nằm ở đầu có chứa các chất độc, dễ gây chóng mặt, ngộ độc thực phẩm nếu ăn số lượng nhiều. Trước khi nấu, cần sơ chế sạch bằng cách ngâm ốc trong nước sạch nhiều lần; hoặc ngâm ốc với nước gạo và ớt để chúng nhả hết bùn rồi chế biến thật kỹ để đảm bảo an toàn.
Thịt gà
Thịt gà có thể gây độc nếu không chế biến không đúng cách. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thịt gà cần được nấu tối thiểu đến nhiệt độ 165 độ F (70 độ C). Ở nhiệt độ này vi khuẩn trên gà sống mới bị tiêu diệt và thịt an toàn để ăn. Thịt gà dễ bị nhiễm khuẩn salmonella. Vi khuẩn này xâm nhập gây các bệnh như tiêu chảy, đau bụng, mất nước nặng, viêm khớp phản ứng… Nó đặc biệt nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, trẻ em hoặc người có hệ thống miễn dịch kém.
Trứng
Nhiều người có sở thích ăn trứng sống, lòng đào, chần sơ qua, tuy nhiên, đó không phải là cách ăn trứng thông minh. Trong quá trình tạo ra protein, trứng sống cũng có khả năng bị nhiễm sán salmonella (1/30.000 quả). Mặc dù tỷ lệ gây độc của salmonella trong trứng không mạnh, nó cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa, khó chịu cho người ăn.
Thịt lợn
Thịt lợn không cần phải nấu chín quá kỹ, nhưng bạn cũng không nên ăn thịt quá tái. Thịt lợn không được nấu ở nhiệt độ thích hợp có thể bị nhiễm giun đũa, sán heo, sán dây… Nó có thể truyền ký sinh trùng vào cơ thể người, gây nhiễm sán, ngộ độc cấp tính hay dịch tả.
Măng
Măng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên cẩn thận trước khi ăn. Xyanua là chất độc trong măng có thể gây ngộ độc cấp tính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Xyanua có trong măng giảm dần khi tiếp xúc với nước. Do đó khi chế biến măng, bạn nên rửa kỹ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1-2 lần trước khi ăn để tránh bị ngộ độc.
Đậu đỏ
Nếu bạn ăn phải đậu đỏ sống, lectin, một chất độc hại có trong thực phẩm này sẽ khiến bạn cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, đau bụng trong vòng vài giờ. Do vậy, bạn cần ngâm chúng ít nhất 5 giờ rồi mới nấu ăn để tránh bị ngộ độc.
Cá
Rất nhiều người có sở thích ăn cá sống cho món sushi. Tuy nhiên, gỏi sống bao gồm cả gỏi cá là một trong những món ăn có nguy cơ chứa kí sinh trùng ceviche. Những người bị nhiễm kí sinh trùng này sẽ dễ bị nhiễm sán dây trong ruột.