Thực tế cho thấy nhừng người bị nhồi máu cơ tim có tỷ lệ đột tử cao gấp 10 lần người bình thường.
Ngay nhồi máu cơ tim cũng có nhiều loại như nhồi máu ở tim diện rộng, nhồi máu cơ tim có loạn nhịp tim, suy tim, hoặc máu nhồi cơ tim tái phát nhiều lần, thì khả năng đột tử cao hơn những trường hợp khác.
Bên cạnh đó, còn thói quen do ăn uống cũng là một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh đột tử.
Ăn nhiều chất béo bão hòa
Ăn nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng lượng cholesterol. Loại chất béo này có nhiều trong các sản phẩm thịt bò, thịt lợn, sữa, trứng, bơ, pho mát.
Thực phẩm đóng gói có chứa dầu, những loại bơ thực vật, các loại bánh quy và khoai tây chiên cũng có chứa chất béo bão hòa.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng mỡ máu, gây hại sức khỏe tim mạch, có thể gây nên căn bệnh đột tử.
Ăn nội tạng
Nội tạng của động vật như tim, gan, thận, lòng... là những thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol cao hơn các loại thịt khác.
Do đó, sử dụng các sản phẩm này rất có hại cho sức khỏe nhất là với những người đang bị mỡ máu cao cần tuyệt đối tránh ăn các loại tạng động vật.
Uống nhiều cà phê
Một cốc cà phê mỗi ngày có lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn. Tuy nhiên nếu dùng quá nhiều, nó lại cho những tác dụng ngược.
Bởi trong cà phê có chất caffein, uống quá nhiều gây bồn chồn, run, tăng nhịp tim, huyết áp, thậm chí là rối loạn nhịp tim, đặc biệt là tăng cholesterol xấu, có hại cho sức khỏe.
Bơ thực vật
Bơ thực vật hay còn được gọi là margarine, được làm từ dầu thực vật, không chứa cholesterol, tuy nhiên nó lại có nhiều chất béo chưa no hơn bơ, và không phải tất cả các loại margarine đều tốt cho sức khỏe, nhiều loại có tác dụng xấu hơn cả bơ khi chế biến. Margarine càng cứng càng chứa nhiều chất béo có hại cho sức khỏe.
Nghiện thuốc giảm đau
Theo Mercola, các loại thuốc giảm đau như morphine, codeine, oxycodone, hydrocodone và fentanyl là những loại thuốc thường gây nghiện và bị lạm dụng nhiều nhất. Nghiêm trọng hơn, các loại thuốc này có thể khiến hơi thở chậm lại, dẫn đến đột tử nếu sử dụng quá liều.
Sự hiểu biết những kiến thức cơ bản về sức khỏe, về y học, cộng với sự giúp đỡ, chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa là “vũ khí” giúp chúng ta phòng bệnh có hiệu quả, trong đó có bệnh hiểm nghèo dễ gây ra đột tử.