Theo BS chuyên khoa ung thư Phạm Đình Tuần, Bệnh viện Nông nghiệp, đối với bệnh nhân ung thư cần cân đối các nguồn thực phẩm theo tỷ lệ 30% thuộc về các loại hạt; 30% thức ăn từ các loại củ; 20% từ các loại rau, quả ; 10% từ đạm động vật như cá, tôm, cá hồi, cá quả, bào ngư, sò huyết, hải sâm, yến…10% còn lại có thể từ các nguồn dinh dưỡng chế biến khác như tảo biển, tảo nâu (Fucoidan), phiêu sinh vật biển (Phytoplankton )….
Nhiều nghiên cứu trước đó đã cho thấy thịt đỏ có thể gây ra một số bệnh như ung thư đại - trực tràng, ung thư vú, tuyến tiền liệt, buồng trứng và ung thư phổi. Nghiên cứu này giúp giải thích mối liên hệ của việc ăn thịt đỏ với các bệnh tiến triển nặng do tình trạng viêm nhiễm mạn tính như: đái tháo đường týp 2 và xơ vữa động mạch.
BS Tuần khuyên nên chú ý các dinh dưỡng chế biến sẵn có sử dụng chất bảo quản, chất chống thiu, chống mốc, chất tạo màu, tạo mùi tổng hợp, đường hóa học đều không tốt cho người ung thư.
Hạn chế ăn các loại bột dinh dưỡng không rõ nguồn gốc có thể từ các loại thực phẩm biến đổi gen. Nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng gây bệnh của chúng.
Không nên ăn rau cần, rau muống được trồng trong môi trường sông ngòi nhiễm bẩn, nhiễm các kim loại nặng như chì, asen ... Ngoài ra cũng có thể sử dụng vitamin tổng hợp hoặc chất khoáng hằng ngày với liều nhỏ.
Cần từ bỏ các chất caffeine như cà phê, trà và sô cô la. Trà xanh chứa chất chống ung thư và là một lựa chọn tốt. Hãy uống và chế biến thức ăn từ nước lọc để loại bỏ một phần các kim nặng như sắt,asen, thủy ngân, chì ,amiang …độc hại vượt ngưỡng cho phép có trong nước nhiễm bẩn.
- Còn theo TS - BS Phạm Thị Việt Hương, BV K Trung ương, bệnh nhân ung thư tuỳ theo từng căn bênh, từng thể trạng, từng thời điểm áp dụng thì việc ăn kiêng mới có hiệu quả đối với người bệnh. Tuy nhiên, nên tránh các thực phẩm sau đây:
- Các thực phẩm chế biến sẵn: thịt đóng hộp, các đóng hộp, hambuger, thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói, v.v.... đều không nên ăn.
- Nhóm đồ uống có cồn, có ga: Bia, rượu, các loại nước ngọt đóng chai đều không nên dùng.
- Nhóm thủy hải sản nuôi ở vùng ô nhiễm, gần nơi có thải chất thải công nghiệp: hạn chế ăn trai, ốc, hến do có thể chúng sống dưới bùn thì có nồng độ chì cao.
- Thức ăn lên men: Các thử nghiệm trên động vật cho thấy chất lên men gây ung thư rất mạnh. Không nên dùng nhiều dưa muối, thịt ngâm, thịt muối, giăm-bông.
- Cà phê: Là loại thức uống mà người bệnh ung thư không nên dùng, nhất là những trường hợp bị ung thư bàng quang, tuyến tụỵ...
- Thức ăn nướng: Thức ăn nướng bị nghi ngờ là yếu tố gây ung thư. Những người dùng nhiều thức ăn nướng lửa có nguy cơ mắc ung thư nhiều hơn do quá trình nướng tạo ra formol - chất gây ung thư.