Những lưu ý 'sống còn' khi tiêm vắc xin cúm, ai cũng nên biết
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Tiêm phòng cúm rất quan trọng đối với tất cả mọi người ở các lứa tuổi, đặc biệt ở Việt Nam khi bệnh cúm đang gia tăng nhanh chóng trong tiết trời lạnh. Tuy nhiên, mọi người cần hiểu rõ những điều này trước khi tiêm phòng cúm.
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là chăm sóc, nâng cao thể trạng, theo dõi sức khỏe để không bội nhiễm và không lây bệnh cho người khác. Bệnh cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là chủ động tiêm vắc xin cúm để phòng bệnh. Theo BS Ánh Hồng, những đối tượng nên tiêm ngừa vắc-xin cúm mùa là: Trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi. Phụ nữ mang thai. Người cao tuổi, đặc biệt là người trên 65 tuổi. Người mắc các bệnh lý mạn tính như: hen, viêm phổi, bệnh tim mạch, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch do điều trị hoặc do mắc HIV/AIDS, suy thận.
Bệnh cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Ảnh minh họa: Internet
Những trường hợp không nên chủng ngừa cúm
Bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi. Bé từng có phản ứng nghiêm trọng với vắc-xin cúm trong quá khứ. Nếu con bị dị ứng với trứng hoặc bạn nghi ngờ về điều này, hãy báo cho bác sĩ bởi loại vắc-xin này được nuôi trong trứng gà và có thể chứa đặc tính của protein trứng. Tuy nhiên, bé vẫn có thể chủng ngừa cúm nếu chỉ bị phát ban khi tiếp xúc với trứng. Nếu bé không khỏe hoặc bị sốt, bạn phải báo cho bác sĩ biết trước khi tiêm.
Các phản ứng phụ có thể xảy ra khi tiêm vắc-xin cúm
Phản ứng phụ thường gặp nhất của vắc-xin chủng ngừa cúm (đối với cả trẻ em và người lớn) là đau ở chỗ được tiêm. Trẻ em, đặc biệt là những người chưa từng nhiễm virus cúm, có thể bị sốt nhẹ, cảm thấy đau và mệt mỏi. Những triệu chứng này có thể kéo dài đến 2 ngày. Các phản ứng dị ứng rất hiếm hoi nhưng cũng có thể xảy ra với bất cứ loại vắc-xin nào. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cách nhận biết xem con bạn có gặp bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào không.
TPO - Trung tâm văn hóa thị xã Long Mỹ (Hậu Giang) có mức đầu tư gần 25 tỷ đồng chưa được bàn giao nhưng nhiều hạng mục của công trình đã bong tróc, sụt lún, xuống cấp nghiêm trọng.
TPO - Theo hình ảnh được đăng tải trên mạng có thể thấy bà xã Phan Mạnh Quỳnh đeo rất nhiều trang sức bằng vàng gồm: vòng cổ, nhẫn, vòng tay,... trong lễ cưới khiến nhiều người xuýt xoa.
TPO - Liên quan đến hành trình giúp đỡ ca sĩ Kim Ngân sống lang thang tại Mỹ của Thúy Nga; mới đây nữ danh hài cho biết đã gặp mẹ ruột của đàn chị và được người này hé lộ những thông tin bất ngờ.
TPO - Ngày 17/4 Bộ Y tế cho biết Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận lô thuốc giải độc tố botulinum đầu tiên về đến Việt Nam. Được biết, đây là 6 lọ thuốc giải độc tố botulinum đầu tiên trong số 30 lọ thuốc loại này đã được Bộ cấp phép nhập khẩu cho Bệnh viện Chợ Rẫy.
TPO - Tôi nghĩ những sai lầm của bạn trong câu chuyện Gái nhà lành chết lặng khi thiếu gia trẻ bỗng lặn mất tăm sau sau đêm 'vui vẻ', để người xấu lợi dụng khiến bạn "mất đời con gái" chẳng có gì quan trọng lúc này đâu bạn ạ.
TPO - Ngày 17/4, TS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết ngày 12/4, Trung tâm tiếp nhận 2 bệnh nhân là vợ chồng trong gia đình (33 tuổi và 36 tuổi, ở Hòa Bình) bị ngộ độc sau khi sử dụng tinh dầu đuổi muỗi dạng xông hơi.
TPO - Sáng 17/4 Bộ Y tế cho biết có thêm 1 ca mắc mới COVID-19 (BN2773) được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Bắc Ninh. Nhiều nước trên thế giới quay trở lại phong tỏa, cách ly, giãn cách xã hội. Trước thách thức lớn này, việc kiểm soát tình hình dịch COVID-19 trong năm 2021 hết sức khó khăn với tất cả các nước.
TPO - Chiều 16/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn và đại diện các Vụ Pháp chế, Tổ chức cán bộ... đã họp kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo Bệnh viện (BV) Tâm thần T.Ư I sau vụ bệnh nhân có tiền sử bệnh tâm thần "bay lắc", cầm đầu đường dây mua bán, sử dụng ma túy ngay trong bệnh viện này.
TPO - Ngày 16/4, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh An Giang cho biết, 12 trường hợp F1 của 2 BN2746 và BN2747 (2 trường hợp dương tính ghi nhận tại An Giang) đã có kết quả âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2.