Tuy nhiên, không một giải pháp nào của Mỹ thực sự được coi là đứng vững, bởi chúng tiềm ẩn nhiều rủi ro cao.
Bắn hạ các tên lửa tầm xa
Giải pháp quân sự này được sử dụng để ngăn chặn Triều Tiên hoàn tất thêm bất cứ cuộc thử nghiệm tên lửa tầm xa nào nhằm tiến tới sở hữu công nghệ sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hoàn hảo.
Ý tưởng này được 2 bộ trưởng quốc phòng thuộc phe Dân chủ đề xuất từ năm 2006 là William Perry và Ashton Carter, theo đó các tên lửa của Triều Tiên sẽ bị phá hủy trước khi rời bệ phóng bằng đạn chính xác cao từ trên không hoặc có thể bị bắn hạ bằng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, trên cơ sở các vụ thử nghiệm trước đó, lựa chọn này có tỷ lệ thành công từ 25-75%.
Đáp lại, Triều Tiên có thể tăng cường phát triển tên lửa ICBM sử dụng nhiên liệu rắn- vốn rất khó bị phát hiện ngay cả khi đang trong quá trình chuẩn bị phóng. Mỹ cũng không hoàn toàn có khả năng bắn hạ một tên lửa ICBM như vậy trong thời bình hay cả trong thời chiến.
Bên cạnh đó, Triều Tiên nhiều khả năng sẽ thay đổi hướng bắn ICBM về phía hoặc phía Tây thay vì phía Đông như hiện nay. Nghĩa là tên lửa của Bình Nhưỡng sẽ rơi xuống Siberia hoặc Sa mạc Gobi (hoặc có thể là vùng Bắc Băng Dương).
Phong tỏa các hải cảng của Triều Tiên
Theo đề nghị của chính quyền Trump, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vừa mới áp đặt bổ sung các lệnh trừng phạt Triều Tiên. Những biện pháp này có thể khiến một số mặt hàng nhập khẩu của Triều Tiên bị ảnh hưởng, trong đó dầu lửa có thể bị hạn chế đến trên 90% đồng thời kiểm soát chặt chẽ nguồn ngoại tệ do người lao động Triều Tiên ở nước ngoài gửi về trong nước.
Sự phong tỏa của hải quân Mỹ và các đồng minh có thể được xem là logic nhằm đảm bảo rằng các biện pháp trừng phạt đều được tuân thủ một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, một sự phong tỏa về quân sự chiểu theo pháp luật quốc tế thì cũng bị coi như một hành động của chiến tranh.
Để tăng cường các biện pháp này đòi hỏi việc sử dụng các loại vũ khí có tính sát thương cao nhằm vào các tàu hàng của Triều Tiên hoặc bất kỳ nước nào khác nếu không cho kiểm soát. Để đáp trả, ít nhất Triều Tiên cũng có thể bắn trả vào bất cứ tàu thuyền nào ở gần họ và nguy cơ gây thương vong cho quân đội Mỹ là rất cao.
Điều quan trọng hơn là giải pháp này không thể ngăn chặn các hoạt động trao đổi thương mại với Triều Tiên qua đường bộ và đường không. Hơn nữa, nó cũng không góp phần làm giảm mối đe dọa hiện hữu từ Triều Tiên, đồng thời cũng không thể làm chậm lại quá trình phát triển kho vũ khí hạt nhân và tên lửa của nước này trong tương lai. Ngoài tác động ảnh hưởng về kinh tế, biện pháp này không làm giảm được mối đe dọa quân sự từ Triều Tiên.
Phá hủy cơ sở hạ tầng hạt nhân của Triều Tiên
Cũng giống như Israel tiến hành cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào các lò phản ứng hạt nhân của Iraq và Syria năm 1981 và 2007, Mỹ và Hàn Quốc cũng có thể tiến hành cuộc tấn công tương tự nhằm vào cơ sở hạ tầng hạt nhân của Triều Tiên, nhiều khả năng nhất là sử dụng máy bay tấn công tàng hình.
Điểm khác biệt là lò phản ứng hạt nhân vẫn đang trong quá trình xây dựng và chưa đưa vào sử dụng nên hoàn toàn có thể phá hủy mà không gây ra ô nhiễm phóng xạ. Tuy nhiên, những cuộc tấn công phủ đầu đó không triệt tiêu được các cơ sở làm giàu urani khác được Bình Nhưỡng xây dựng ở khu vực chưa bị phát hiện.
Một cuộc tấn công như vậy rất có thể tạo ra thảm họa tương tự như Chernobyl hay Fukushima trước đây. Bên cạnh đó, cuộc tấn công này cũng không thể giúp Mỹ tìm ra nơi cất giấu hàng chục đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên.
Tấn công trực tiếp nhằm vào nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Giống như ở thời điểm bắt đầu Chiến dịch “Tự do Iraq” năm 2003- Chính quyền Tổng thống George W Bush muốn tiêu diệt ông Saddam Hussein ngay từ đợt tấn công đầu tiên, Mỹ và Hàn Quốc ngày nay cũng có thể nhắm đến mục tiêu là ông Kim Jong-un.
Mặc dù luật pháp Mỹ cấm ám sát lãnh đạo các nước nhưng trong trường hợp ông Kim Jong-un là Tổng Tư lệnh quân đội của một quốc gia về lý thuyết vẫn đang trong tình trạng chiến tranh và vi phạm lệnh ngừng, thì vấn đề này lại có thể được xem nhẹ và có thể được coi là hợp pháp.
Tuy nhiên, nước Mỹ cũng có thể bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt được ông Kim Jong-un và trường hợp ở Iraq hồi năm 2003 là một ví dụ điển hình. Cho dù Mỹ thành công hay thất bại thì Triều Tiên cũng sẽ có hành động đáp trả tương xứng nhằm vào các nhà lãnh đạo phương Tây.
Hơn nữa, cho dù có tiêu diệt được ông Kim Jong-un thì đó chỉ là việc thay thế lãnh đạo độc tài này bằng một lãnh đạo độc tài khác ở Triều Tiên. Bên cạnh đó, quân đội Triều Tiên nhiều khả năng sẽ lựa chọn đáp trả Mỹ và Hàn Quốc bằng vũ lực chứ không dễ dàng cam chịu đầu hàng.
Nói tóm lại, mỗi lựa chọn dường như cũng chỉ hứa hẹn gây tác động “tầm thường” đến các mối đe dọa từ Triều Tiên vốn là vấn đề lớn nhất với Mỹ.
Mặt khác, những biện pháp đe dọa hành động quân sự trên của Washington chỉ có thể khiến Bình Nhưỡng nhượng bộ chứ hoàn toàn không phải là dấu hiệu của một cuộc tấn công tiềm tàng.