Những dấu hiệu cảnh báo thường xuất hiện 30 ngày trước cơn đột quỵ

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Theo thống kê, hơn một nửa số ca đột quỵ xảy ra ngoài bệnh viện, vì thế, việc nhận biết các dấu hiệu sẽ hạn chế thấp nhất nguy cơ căn bệnh nguy hiểm này tìm đến. Nếu để tâm đến các triệu chứng sau đây có thể giúp bạn đối phó với đột quỵ ngay từ khi nó chưa thực sự xảy ra.

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc - bác sĩ hồi sức cấp cứu, đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ.

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm...

Nguyên nhân gây đột quỵ

Các yếu tố không thể thay đổi

Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.

Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới

Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.

Các yếu tố bệnh lý

Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.

Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường

Cao huyết áp: Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Khám huyết áp là một trong những biện pháp để tìm ra nguyên nhân đột quỵ.

Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.

Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Hút thuốc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.

Lối sống không lành mạnh: Ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

Ngoài ra, đột quỵ cũng được cho là có liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích, uống quá nhiều rượu...

Các dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ

Đau tức ngực: Triệu chứng thường gặp nhất là đau tức ngực. Một số người cảm thấy ngực bị đè đặng, một số khác cảm thấy rát nóng và đau buốt như có ai cấu xé. Điều tốt nhất nên làm là báo cho bác sĩ ngay nếu bạn cảm thấy bất cứ dấu hiệu kì lạ nào ở ngực.

Cảm lạnh kéo dài: Cảm lạnh day dưa không dứt có thể là một dấu hiệu của bệnh tim. Khi hoạt động bơm máu của tim bị yếu đi, máu có thể rò rỉ ngược vào phổi. Hãy quan sát xem mỗi khi ho, bạn khạc ra đờm màu trắng hay hồng. Đờm màu hồng có thể là một sản phẩm phụ do máu tràn vào phổi.

Mệt mỏi: Bỗng nhiên bạn cảm thấy mệt mỏi mất sức mà không rõ nguyên nhân, đây cũng là dấu hiệu cho thấy cơn đột quỵ đang tới. Tim phải làm việc cực nhọc hơn khi các động mạch bắt đầu đóng lại, khiến bạn chỉ cần vận động chút xíu cũng cảm thấy mệt.

Phình giãn tĩnh mạch: Khi tim gặp khó khăn trong việc bơm máu cho toàn bộ cơ thể, các tĩnh mạch bắt đầu sưng lên dẫn tới phình giãn tĩnh mạch. Hiện tượng giãn tĩnh mạch thường nhìn thấy ở bàn chân, mắt cá, cẳng chân vì đây là những bộ phận xa tim nhất. Bạn cũng có thể nhìn thấy hiện tượng xanh tím ngoại vi ở môi hoặc tay chân.

Chóng mặt hoặc đau đầu: Việc tuần hoàn máu sẽ gặp khó khăn nếu tim quá yếu, bộ não có thể không thể nhận đủ lượng oxy cần thiết. Bạn có thể cảm thấy chóng mặt hoặc đau đầu thường xuyên. Đây là điều rất đáng lưu tâm và bạn nên đi khám ngay lập tức.

Khó thở, hơi thở bị đứt quãng

Một dấu hiệu quan trọng khác chứng tỏ cơn đau tim đang đến gần, đó là bạn cảm thấy khó thở, hơi thở bị đứt quảng. Như đã biết, tim và phổi luôn kết hợp hoạt động nhịp nhàng với nhau, nếu tim bắt đầu yếu đi, phổi sẽ không nhận đủ oxy. Điều này gây khó thở và bạn phải đi khám ngay.

Những triệu chứng này có thể xảy ra một tháng trước khi sự kiện quan trọng xuất hiện. Vì thế, nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào, bạn cần báo ngay với bác sĩ chuyên khoa.

MỚI - NÓNG
Kinh nghiệm khi thực hiện cứu hộ đồng bào vùng lũ
Kinh nghiệm khi thực hiện cứu hộ đồng bào vùng lũ
TPO - Nhiều đội nhóm tình nguyện khắp nơi chở theo xuồng hơi, sup, ca nô... hướng về miền Bắc giúp đỡ bà con vùng lũ. Tuy nhiên, không phải ai cũng thạo địa hình, rành con nước, có khả năng ứng cứu trong các tình huống. Những “chiến binh” cứu hộ từng chinh chiến khắp các trận mưa lũ ở miền Trung chỉ ra nhiều kinh nghiệm khi tiếp cận vùng ngập lũ.
Rau củ, quả sẽ liên tục ra Bắc
Rau củ, quả sẽ liên tục ra Bắc
TP - Hàng trăm tấn hàng hóa gồm rau xanh, lương thực thực phẩm, đồ dùng thiết yếu… đã được các hệ thống siêu thị, doanh nghiệp ở TPHCM và các tỉnh phía Nam đưa ra Bắc để hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3.