Viêm phế quản (VPQ) mạn khá nguy hiểm nhất là những đợt bị bội nhiễm, vì thế cần được điều trị tích cực. Việc dùng các thuốc chữa triệu chứng và dùng kháng sinh cần do bác sĩ chỉ định cụ thể về liều lượng và thời gian sử dụng. Do đó người bệnh không được tự ý mua thuốc điều trị hoặc ngừng thuốc khi chưa có chỉ định cụ thể. Và người bệnh cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc điều trị VPQ mạn tính của bác sĩ để đạt hiệu quả cao.
Nếu bệnh nhân bị VPQ mạn tính thì sẽ có nguy cơ khởi phát các bệnh lý về tim mạch cũng như những bệnh lý nặng nề về hô hấp và nhiễm trùng. Do đó, bệnh nhân cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.
Vấn đề chăm sóc bệnh nhân VPQ tại nhà, cần tránh: tiếp xúc với nước sơn, xúc động quá mức, bụi và người đang bị cảm cúm. Có thể sử dụng bình xịt hơi hoặc cố gắng hít hơi nước nóng từ bình chứa đầy nước nóng, mặc đồ ấm khi trời lạnh và hanh khô. Cố gắng bỏ thuốc lá...
Triệu chứng của bệnh viêm phế quản thường là ho có đờm, khó thở, đau ngực, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau cơ và sốt. Viêm phế quản có thể ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Những người bị viêm phế quản có thể tham khảo cách chữa đơn giản sau:
1. Gừng
Tính chất chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch của gừng sẽ có tác dụng tốt đối với ống phế quản đang bị viêm nhiễm. Bạn có thể cho nửa thìa cà phê bột gừng, nửa thìa bột quế, nửa thìa đinh hương vào một cốc nước nóng. Khuấy đều và uống hỗn hợp này trong vài ngày.
2. Tỏi
Do đặc tính kháng khuẩn và kháng virus, tỏi rất có lợi trong việc điều trị viêm phế quản, đặc biệt là viêm phế quản cấp. Bạn hãy lấy 3 nhánh tỏi, bóc vỏ, băm nhỏ rồi cho vào một cốc sữa và đun sôi. Uống mỗi tối trước khi đi ngủ.
3. Nghệ
Nghệ cũng có tính chất chống viêm. Bạn hãy cho một thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun sôi. Uống 2 đến 3 lần mỗi ngày. Để tăng hiệu quả bạn hãy uống khi bụng đói. Lưu ý phương pháp này không phù hợp với người mắc bệnh sỏi túi mật, tăng bạch cầu, loét dạ dày hoặc vàng da.
4. Dầu bạch đàn
Xông hơi với dầu bạch đàn sẽ làm loãng đờm và tính chất kháng khuẩn của nó sẽ đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Chỉ cần thêm vài giọt dầu bạch đàn vào chậu nước sôi, bạn cúi xuống chậu và trùm một chiếc khăn qua đầu là bạn có thể hít hà hơi nước bốc lên.
5. Nước muối
Bạn chỉ cần thêm một thìa cà phê muối vào cốc nước ấm và súc sâu trong họng thường xuyên là sẽ có tác dụng. Tuy nhiên, bạn lưu ý cho lượng muối vừa phải vì nước mặn quá sẽ gây cảm giác nóng rát trong cổ họng, ít muối quá sẽ không có tác dụng. Phương pháp này có 2 lợi ích. Thứ nhất, nó sẽ làm dịu chứng viêm họng, thứ hai nó sẽ làm long đờm gây khó chịu ở cổ họng.
6. Mật ong
Các tính chất kháng virus và kháng khuẩn có trong mật ong sẽ làm dịu cổ họng. Đồng thời, mật ong còn có thể tăng cường hệ miễn dịch cho bạn.
7. Hành tây
Hành tây sẽ giúp bạn giảm chất nhầy và đờm do đó sẽ giảm viêm phế quản. Đồng thời hành tây sẽ ngăn chặn đờm tích tụ thêm. Bạn chỉ cần ăn một thìa hành tây sống băm nhỏ khi đói bụng vào mỗi sáng hay thêm vào món salad cũng rất có tác dụng.
8. Vừng
Vừng có tác dụng điều trị viêm phế quản và giảm đau ngực liên quan đến bệnh này. Bạn hãy trộn đều hỗn hợp gồm thìa cà phê hạt vừng, một chút muối ăn và một thìa mật ong rồi uống hàng ngày trước khi đi ngủ. Hoặc cho nửa thìa bột vừng hòa với 2 thìa nước rồi uống 2 lần mỗi ngày.
9. Nước
Khi viêm phế quản, bạn nên giữ cho cơ thể đủ nước và làm loãng đờm bằng cách uống nhiều nước và chất lỏng trong. Mỗi ngày bạn nên uống ít nhất 10 cốc nước, có thể đó là nước hoa quả, nước rau. Buổi sáng, bạn nên uống nước pha nửa quả chanh và một chút mật ong.