Khoai tây mọc mầm chứa chất độc 'giết người trong chớp mắt'

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Ngộ độc khi ăn khoa tây mọc mầm có thể gặp vấn đề nghiêm trọng về thần kinh, mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốc, hạ thân nhiệt...Trường hợp nặng có thể gây tử vong do hệ thần kinh trung ương bị tê liệt và ngừng tim.

Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế khuyến cáo, đến mùa thu hoạch khoai tây, một số gia đình mua nhiều để dành ăn dần khiến nhiều củ bị mọc mầm, ăn vào sẽ bị ngộ độc. Chất độc có trong khoai tây mọc mầm là solanin.

Theo Cục An toàn thực phẩm, qua nghiên cứu người ta thấy chất solanin phân bố trong củ khoai tây mọc mầu như sau:

Trong mầm khoai và chân mầm: 420-730 mg trong 100g

Trong vỏ khoai: 30-50mg trong 100 g

Trong ruột khoai: 4-7 mg trong 100g

Như vậy lượng chất độc chứa trong mầm khoai rất lớn, trong ruột củ khoai chỉ có ít, chưa bằng 1% ở mầm.

    Cục An toàn thực phẩm nhấn mạnh: Solanin có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2 -0,4 g trên 1kg trọng lượng cơ thể.

    Khoai tây mọc mầm độc ra sao

    Khi một củ khoai tây quá già, các chất tinh bột trong khoai được chuyển đổi thành các loại đường. Đường này sẽ biến đổi thành các alcaloit gọi là solanine và chaconine-alpha. Các alcaloit thường tập trung trong thân, lá, mầm khoai tây cũng như khu vực vỏ màu da xanh lá cây của củ. Số lượng alcaloit phụ thuộc vào các điều kiện bảo quản và độ tuổi của khoai tây.

    Nếu củ có vỏ màu xanh lá cây và mọc mầm khi mua, loại khoai tây này có thể đầu độc bạn. Nên gọt bỏ mầm của khoai tây để chắc chắn tinh bột trong khoai chưa được chuyển đổi thành các alcaloit độc hại và rằng khoai được an toàn. Tốt nhất là không nên ăn củ khoai tây này.

    Triệu chứng ngộ độc

    Ngộ độc khoai tây có thể xảy ra nếu bạn ăn vỏ xanh trên củ hoặc các mầm khoai. Nếu ăn với lượng ít, solanine và alpha-chaconine trong khoai tây gây ra những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Ngộ độc nặng hơn, các triệu chứng sẽ trầm trọng và đau đớn hơn. Bạn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng về thần kinh cùng với các trục trặc về tiêu hóa như mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, chậm chạp, thở chậm lại, đau bụng, nhìn kém, nôn...Trường hợp nặng có thể gây tử vong do hệ thần kinh trung ương bị tê liệt làm trung tâm hô hấp không hoạt động được, đồng thời gây ngừng tim do cơ tim bị tổn thương.

    Thời gian phục hồi sau ngộ độc khoai tây phụ thuộc vào số lượng alkaloid cũng như mức độ điều trị và trợ giúp y tế. Các triệu chứng ngộ độc khoai tây có thể kéo dài 1-3 ngày. Có người phải nằm viện, thậm chí tử vong do ngộ độc khoai tây cũng đã được ghi nhận, mặc dù rất hiếm.

    Cách tránh ngộ độc khoai tây

    Ngộ độc khoai tây có thể tránh được một cách dễ dàng bằng lưu trữ đúng cách, ăn sớm ngay sau khi đã mua, gọt vỏ và bỏ mầm xanh. Không nên ăn khoai tây đã mềm nhũn, cũ và mọc mầm.

    Nên chọn khoai còn rắn, chắc tay, không có mầm khi mua tại chợ, siêu thị.

    Khoai tây mọc mầm nhờ sự ấm áp, độ ẩm và ánh sáng. Vì vậy, bạn nên cất khoai chưa rửa ở nơi mát, tối, khô ráo nếu chưa thể ăn ngay.  

    Cho khoai tây vào thùng thoáng khí và không bị ẩm.

    Cách nấu khoai tây cũng quyết định đến nồng độ của solanine và chaconine-alpha. Cách tốt nhất để làm giảm các chất độc này là chiên ở nhiệt độ cao (170 độ C).

    Nếu bạn vô tình ăn phải khoai tây chứa chất độc, hãy đến bệnh viện ngay lập tức để được thăm khám và cấp cứu kịp thời.

    MỚI - NÓNG
    Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
    Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
    TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.