Những công trình sao chép

Khung cảnh xung quanh tháp Eiffel
Khung cảnh xung quanh tháp Eiffel
TP - Phong trào “duplicature” (kiến trúc bản sao) thực chất là tìm kiếm kỳ quan kiến trúc ở những nơi xa xôi rồi đem chúng về những vùng đang phát triển ở chính đất nước họ.

Ơ trái tim của châu Âu đã hàng thiên niên kỷ là thủ đô của Pháp - Paris. Một trong những trung tâm văn hóa lớn của thế giới, Kinh đô Ánh sáng thu hút nhiều du khách mỗi năm nhiều hơn bất cứ nơi nào khác, và những địa danh và công trình kiến trúc nổi tiếng của nó, Paris trở nên quen thuộc với hàng tỉ người cho dù có lẽ cả đời không bao giờ đến thăm.

Những công trình sao chép ảnh 1 Tháp Eiffel

Trong khi đó, cách Paris khoảng 10.000km về phía đông là resort Tianducheng, ở tỉnh Zhejiang của Trung Quốc. Thị trấn vùng ngoại ô này lại là nơi có một số… danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Paris, chỉ với điểm khác biệt duy nhất là khung cảnh đằng sau: những khu nhà nằm ngổn ngang.

Thị trấn góp phần vào phong trào “duplicature” (kiến trúc bản sao) của Trung Quốc, họ tìm kiếm kỳ quan kiến trúc ở những nơi xa xôi rồi đem chúng về những vùng đang phát triển ở chính đất nước họ. Một nhiếp ảnh gia, Francois Prost, bị thu hút bởi thương hiệu “duplicature” của Tianducheng và bắt tay vào việc chụp chúng để so sánh những công trình gốc và bản sao.

Là một người đến từ Paris, Prost chụp được những địa danh nguyên bản một cách dễ dàng trước đi bay tới Tianducheng, nơi anh dành một tuần để vừa chụp tiếp những bản sao vừa tìm hiểu thêm về thị trấn đặc biệt này.

Những công trình sao chép ảnh 2 Đài phun nước Fontaine de l’Observatoire (Tất cả những ảnh bên phải là công trình gốc ở Paris, còn lại là của Trung Quốc)

“Nổi tiếng là khung cảnh hoàn hảo để chụp ảnh cưới, nhưng Tianducheng là một vùng ngoại ô khá bình dị dành cho những người ở tầng lớp trung lưu”, Prost nói sau khi bộ ảnh được công bố. “Nơi này từng chỉ là một thị trấn ma vài năm trước, nhưng dân số đã lên tới 30.000 năm 2017 và giờ vẫn tiếp tục tăng”.

Trong bộ ảnh của Prost, đương nhiên là có tháp Eiffel, cũng như một số địa danh khác như đài phun nước Fontaine de l’Observatoire. Thậm chí còn có cả một “bản nhái” của Mona Lisa. Khi bản gốc và bản sao được đặt cạnh nhau, để phân biệt chúng có thể sẽ là một thử thách, tuy nhiên khung cảnh đằng sau là một gợi ý rõ rệt: Paris không nổi tiếng vì những tòa chung cư khổng lồ và nó cũng không bị bao vây bởi những ngọn núi xanh rờn.

Tianducheng không phải là địa danh đầu tiên lấy “cảm hứng” từ những công trình đã có từ trước. Công ty công nghệ Huawei cũng đã mở rộng phong trào “duplicature” năm ngoái khi họ mở một khuôn viên ở tỉnh Guangdong, được tạo nên như phiên bản nhỏ hơn của một vài thành phố châu Âu như Heidelberg của Đức và Cesky Krumlov của Cộng hòa Séc.

Ở thành phố Suzhou, cách Tianducheng một vài cây số về phía đông bắc, một bản sao cây cầu Tower Bridge của London được xây dựng năm 2012. Từ đó đến giờ nó đã được tu sửa vài lần để hợp với phong cảnh xung quanh hơn. Nhưng kể cả thế, Trung Quốc cũng đã bị coi là chậm chân. Prost cũng có một bộ ảnh khác so sánh thành phố Venice của Ý với công trình bản sao trong một khách sạn khổng lồ ở Las Vegas vào cuối thế kỉ trước.

MỚI - NÓNG