Những cơ sở hạt nhân hoang vắng trên khắp nước Mỹ

Sau Chiến tranh Lạnh, nhiều cơ sở hạt nhân của Mỹ đã ngừng hoạt động do thỏa thuận giữa Tổng thống Mỹ George H W Bush và nhà lãnh đạo Mikhail Gorbachev của Liên Xô. Giờ đây, những nơi này trở nên hoang vắng.
Những cơ sở hạt nhân hoang vắng trên khắp nước Mỹ ảnh 1

Jim Lo Scalzo, một nhiếp ảnh gia, chụp ảnh bên trong phòng điều khiển ở bảo tàng Minuteman cho dự án "Next Exit: Armageddon". Sau Chiến tranh Lạnh, nhiều cơ sở phóng tên lửa ngừng hoạt động do thỏa thuận giữa tổng thống Mỹ George H W Bush và nhà lãnh đạo Mikhail Gorbachev của Liên Xô.

Những cơ sở hạt nhân hoang vắng trên khắp nước Mỹ ảnh 2

Nhiều cơ sở hạt nhân, như trạm radar chống tên lửa ở thành phố Nekoma, bang North Dakota, nằm giữa đồng cỏ um tùm. Chính phủ Mỹ muốn phát triển chúng thành Công viên Lịch sử Quốc gia Dự án Manhattan.

Những cơ sở hạt nhân hoang vắng trên khắp nước Mỹ ảnh 3

Bảo tàng Tên lửa Titan ở bang Arizona. Tên lửa trong ảnh vẫn còn gắn đầu đạn hạt nhân với sức nổ 9 megaton.

Những cơ sở hạt nhân hoang vắng trên khắp nước Mỹ ảnh 4

Bảo tàng Tên lửa Titan nằm ở thị trấn Sahuarita, gần căn cứ tên lửa bỏ hoang ở Vail, bang Arizona. Mái vòm bằng kim loại của căn cứ nhô lên mặt đất.

Những cơ sở hạt nhân hoang vắng trên khắp nước Mỹ ảnh 5

Bảo tàng trưng bày hai bộ đồng phục bảo hộ của nhân viên kỹ thuật. Nó có thể giúp họ chống bức xạ trong quá trình xử lý nhiên liệu của tên lửa. 

Những cơ sở hạt nhân hoang vắng trên khắp nước Mỹ ảnh 6

Một mục tiêu chuẩn để các vệ tinh của Mỹ thực hành quan sát, nằm cạnh bãi đậu xe Motel 6 ở thành phố Casa Grande, bang Arizona.

Những cơ sở hạt nhân hoang vắng trên khắp nước Mỹ ảnh 7

Ngôi nhà Apple - 2 nằm trong căn cứ quân sự tuyệt mật Nevada. Nằm giữa sa mạc, căn cứ bao gồm các hầm an ninh Mosler.

Những cơ sở hạt nhân hoang vắng trên khắp nước Mỹ ảnh 8

Hàng năm căn cứ quân sự Nevada mở cửa 12 lần cho khách tham quan. Họ có thể chứng kiến hố Crater Sedan, hậu quả của vụ thử vũ khí hạt nhân với sức công phá 104 megaton vào năm 1962.

Những cơ sở hạt nhân hoang vắng trên khắp nước Mỹ ảnh 9

Dự án của nhiếp ảnh gia Lo Scalzo cũng bao gồm các bức ảnh về hầm Quốc hội ở thành phố White Sulphur Springs, bang West Virginia. Căn hầm, nằm bên dưới khu nghỉ dưỡng 4 sao Greenbrier, là nơi trú ẩn của các thành viên Quốc hội trong trường hợp chiến tranh nổ ra. 

Những cơ sở hạt nhân hoang vắng trên khắp nước Mỹ ảnh 10

Nó có một cửa chống nổ với trọng lượng 18 tấn, ẩn đằng sau bức tường có thể dịch chuyển. Hầm trú ẩn ở bang West Virginia có phòng họp, phòng truyền thông. Lớp bê tông với độ dày 3 - 4 m bảo vệ nó. Người ta còn lắp vòi khử nhiễm cho các thành viên Quốc hội.

Những cơ sở hạt nhân hoang vắng trên khắp nước Mỹ ảnh 11

Du khách tham quan đài tưởng niệm vụ quả bom nguyên tử đầu tiên nổ vào ngày 16/7/1945 tại căn cứ quân sự White Sands Missile Range ở làng San Antonio, bang New Mexico. 

Những cơ sở hạt nhân hoang vắng trên khắp nước Mỹ ảnh 12

Khu thử nghiệm Trinity ở bang New Mexico cũng trưng bày bản sao của "Fat Man", quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Nagasaki, Nhật Bản, khiến 80.000 người thiệt mạng ngay lập tức. Số người chết cuối cùng lên đến 135.000, theo BBC.

Những cơ sở hạt nhân hoang vắng trên khắp nước Mỹ ảnh 13

Nơi đây từng là trường Trung học Hanford trong khu vực bỏ hoang sau khi chính phủ tiếp quản thị trấn ở bang Washington. Căn cứ Hanford từng là nơi sản xuất và làm giàu nguyên liệu hạt nhân để chế tạo bom. 

Những cơ sở hạt nhân hoang vắng trên khắp nước Mỹ ảnh 14

Du khách có thể thăm Hanford, lò phản ứng hạt nhân hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới, và tìm hiểu về bảng điều khiển giám sát áp suất, một trong số các thiết bị chuyển mạch cổ điển.

Những cơ sở hạt nhân hoang vắng trên khắp nước Mỹ ảnh 15

Phòng Thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge ở bang Tennessee là một trong những căn cứ thuộc Công viên Lịch sử Quốc gia Dự án Manhattan.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.