Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt.
Nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol.
Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết.
Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.
Ngoài ra, không nên ăn những củ gừng đã bị héo, mọc mầm
Vì gừng ở dạng này dễ sinh ra một loại độc tố cực mạnh, thay đổi tính chất của gừng dẫn tới hoại tử tế bào gan gây ung thư gan và thực quản.
Và cũng không nên ăn gừng vào buổi tối vì có thể ảnh hưởng xấu đến sinh lý và sức khỏe.
Theo kinh nghiệm dân gian, gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và giảm các triệu chứng ngộ độc.
Nhưng lại không nên ăn vào cuối thai kỳ vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.
Nếu dùng gừng làm các bài thuốc chữa bệnh thì nên tham khảo ý kiến thày thuốc, không nên dùng tùy tiện.
Những người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng cũng nên hạn chế ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày.
Và có thể làm bệnh trầm trọng thêm nếu ăn quá nhiều.
Người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng vì nó kích thích sự bài tiết của các tế bào gan, vì những tế bào này sẽ bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích.
Những người bị sỏi mật cũng được khuyên không nên ăn nhiều gừng, vì nó sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong đó, thậm chí trong nhiều trường hợp cần thiết phải phẫu thuật.