Những bí mật về lực lượng lính đánh thuê thiện chiến của Pháp

Lính Lê dương Pháp được trang bị các loại vũ khí uy lực, giúp đảm trách nhiệm vụ phản ứng nhanh của Quân đội Pháp. Ảnh: Business Insider.
Lính Lê dương Pháp được trang bị các loại vũ khí uy lực, giúp đảm trách nhiệm vụ phản ứng nhanh của Quân đội Pháp. Ảnh: Business Insider.
Binh đoàn lính Lê Dương là đội quân đánh thuê thuộc biên chế Lục quân Pháp nhưng các binh sĩ của lực lượng này không thề trung thành với nước Pháp.

Không thề trung thành với nước Pháp

Binh đoàn lính Lê dương (French Foreign Legion FFL) được thành lập năm 1831, sau khi quân đội Pháp không cho phép tuyển binh sĩ nước ngoài vào biên chế. 

Binh đoàn là nơi tập hợp những người nước ngoài được thuê để chiến đấu cho nước Pháp. Đội quân đánh thuê chuyên nghiệp này không tuyên thệ trung thành với nước Pháp mà chỉ thề trung thành với Binh đoàn FFL.

Trong trận chiến tháng 4/1963 giữa Pháp và Mexico, lực lượng lính đánh thuê này đã chứng minh được vai trò của mình. Với 65 binh sĩ, họ đã chống lại 3.000 quân và gây cho đối phương thiệt hại khủng khiếp. 

Trong những giây phút cuối cùng, họ chỉ còn 5 người đủ khả năng chiến đấu vì 60 người còn lại đã chết hoặc bị thương nhưng trận chiến đã giúp mang lại tên tuổi cho lực lượng.

Để trở thành lính FFL, người ta chỉ cần ký và hoàn thành các điều khoản nói rõ trong hợp đồng. Ngoại trừ một số tội phạm nhất định bị từ chối, Binh đoàn lính Lê dương sẵn sàng tiếp nhận mọi loại người. 

Tuy nhiên, khi đã đặt bút ký thì họ không còn đường lui. Trong quá khứ, Pháp từng sử dụng lực lượng này để bảo vệ và mở rộng các thuộc địa. Sau đó, FFL tiếp tục chiến đấu cho Pháp trong Thế chiến II và các cuộc xung đột khác.

Binh sĩ bị thương được nhận quốc tịch Pháp

Binh đoàn FFL là tập hợp chiến binh từ 138 quốc gia. Tuy nhiên, họ có cơ hội trở thành công dân Pháp. Điều kiện tối thiểu là 3 năm chiến đấu hoặc bị thương trong quá trình cống hiến cho nước Pháp. Năm 1999, Paris ban hành luật tự động cấp quốc tịch cho lính FFL bị thương trong chiến đấu.

Hiện nay, Binh đoàn lính Lê dương Pháp có khoảng 8.000 người. Họ được trang bị các loại vũ khí hiện đại nhằm đảm trách vai trò phản ứng nhanh của Quân đội Pháp. Xét về quốc tịch thành viên, binh đoàn này đa dạng tương đương lực lượng Mũ nồi xanh của Liên Hợp Quốc.

Những bí mật về lực lượng lính đánh thuê thiện chiến của Pháp ảnh 1

Một đội bắn tỉa gồm 2 lính Lê dương. Ảnh:Business Insider.

35.000 lính tử trận 

Trong suốt lịch sử chiến đấu, 35.000 lính nước ngoài đã thiệt mạng khi phục vụ trong Binh đoàn lính FFL. Người nước ngoài tham chiến vào lực lượng này và chấp nhận hy sinh, mất mát trên những chiến trường xa xôi để đổi lấy cuộc sống mới được cho là có tương lai hơn.

Quy trình kiểm tra kỹ lưỡng

Ngay từ thời kỳ đầu, Binh đoàn lính Lê dương đã là nơi gột rửa tiếng xấu cho những người có quá khứ tù tội, nhơ nhớp. Những người có tiền án, lừa đảo hay đào ngũ từ quốc gia bản địa đều được gia nhập hàng ngũ này. Họ bị tước danh tính cũ để thay bằng một nhân thân hoàn toàn mới, cho phép họ tiếp tục sống giữa xã hội mà không bị kỳ thị.

Hiện tại, Pháp thu nhận ứng viên từ 17 tới 40 tuổi. Theo luật, mọi tầng lớp, bao gồm cả người nhập cư bất hợp pháp hay người vi phạm pháp luật đều được tuyển chọn nhưng tội phạm giết người, tội phạm tình dục và buôn bán ma túy không được gia nhập hàng ngũ này. Pháp có thể phối hợp tới Tổ chức Cảnh sát hình sự Quốc tế (Interpol) để điều tra nhân thân các ứng viên.

Ngoài ra, các ứng viên cũng phải đáp ứng các điều kiện tối thiểu về thể chất, trí tuệ và các bài kiểm tra tâm lý trước khi được chiêu mộ và đào tạo. Sau cùng, các tân binh được sàng lọc “động lực” nhằm sớm loại bỏ những người có nguy cơ đào ngũ.

Số tiền được nhận

Lính FFL không nhận được nhiều tiền nếu so với binh sĩ Mỹ. Khi làm nhiệm vụ tại những môi trường khắc nghiệt hoặc đang xảy ra chiến sự, chẳng hạn như Afghanistan và Mali, lính Lê Dương nhận khoảng 1.450 USD/tháng trong 2 năm đầu tiên. Mỹ trả cho binh sĩ cấp bậc thấp nhất 1.733 USD/tháng và tăng lương 6 tháng một lần.

Tuy nhiên, Binh đoàn FFL là môi trường lý tưởng cho những người thích uống rượu. Ngay cả ở trong khu vực chiến sự, lính Lê dương vẫn có thể uống rượu trong lúc nghỉ. Rượu trở thành một phần văn hóa của lực lượng này, Business Insider đưa tin.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.