Cửa ngõ Thủ đô:

Nhức nhối vi phạm hành lang an toàn giao thông

0:00 / 0:00
0:00
Thanh tra giao thông Hà Đông xử lý lấn chiếm QL21 sáng 21/5
Thanh tra giao thông Hà Đông xử lý lấn chiếm QL21 sáng 21/5
TP - Có chiều rộng lòng đường từ 10 đến 15 mét, nhưng hiện nay các trục đường cửa ngõ ra vào Hà Nội như QL1, QL6 và QL21 đang bị chiếm dụng làm hàng quán, bãi đỗ xe, đổ vật liệu xây dựng.

Tuyến QL1A ở khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội có chiều dài 33 km. Đoạn từ bến xe Nước Ngầm đến ga Văn Điển, lòng đường được mở rộng đến 8 làn xe, vỉa hè lát gạch rộng gần 2 mét. Ngoài phục vụ người đi bộ, vỉa hè QL1 chiều đi Văn Điển còn kiêm chức năng hành lang bảo vệ đường ray đường sắt tuyến Bắc - Nam.

Tuy nhiên vỉa hè QL1 đoạn từ bến xe Nước Ngầm đi ga Văn Điển đang bị lấn chiếm toàn bộ chiều rộng mặt cắt ngang cho ô tô tải, xe máy chở hàng leo lên đứng bày bán hoa quả. Thậm chí đoạn qua các xã Hoàng Liệt (Hoàng Mai), Tam Hiệp (Thanh Trì) một số chủ kinh doanh hoa quả còn dựng cả nhà tôn chiếm toàn bộ vỉa hè để bán hàng.

Tại tuyến QL21, đoạn từ ngã ba Ba La đi Bình Đà (Thanh Oai), lòng đường có mặt cắt khoảng 10 mét, nhưng hiện nhiều đoạn bị chiếm dụng khiến lòng đường chỉ còn khoảng 6, 7 mét, đủ cho 1 làn xe cho mỗi chiều. Đoạn đường sắt - tuyến Ngọc Hồi - Diễn, lòng đường và hành lang an toàn đang bị người dân dựng ô dù chiếm dụng để bán hoa quả. Đoạn qua chợ Xốm (Hà Đông) bị chiếm dụng bán tạp vụ. QL6 đoạn qua chợ Mai Lĩnh lòng đường tại đây chỉ còn khoảng 6 mét. Các cửa hàng hoa quả, thậm chí là nhà hàng, xưởng sản xuất đã được dựng lên, lấn chiếm diện tích ra quá mốc giới đến 2 mét.

Hơn 10 năm qua, thành phố Hà Nội đã có dự án mở rộng QL6 từ 2 làn đường lên 8 làn đường. Tuy nhiên, do vướng mắc về vốn, mặt bằng dự án đang thi công xôi đỗ, dở dang dẫn đến tình trạng thắt cổ chai ở nhiều đoạn.

Tái lấn chiếm do xử lý nửa vời

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Giám đốc Cty CP Quản lý xây dựng đường bộ 1 Hà Tây, Sở GTVT Hà Nội (quản lý hạ tầng QL6) cho biết, tuyến QL6 từ Ba La (Hà Đông) đi Xuân Mai (đoạn hết địa bàn huyện Chương Mỹ) có chiều dài 23,8 km, chiều rộng mặt cắt ngang toàn tuyến có đoạn chỉ 9 mét.

Đoạn từ Ba La đến cầu Mai Lĩnh, do mật độ phương tiện đông, lòng đường bị lấn chiếm nên thường xuyên bị ùn tắc vào giờ cao điểm, ngoài ra đoạn đường này đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, mất an toàn giao thông. Với các đoạn còn lại, ông Vinh cho biết, do xây dựng đã lâu nên ngoài nhỏ hẹp, lòng đường xuống cấp nặng. Để đảm bảo giao thông, giữ mốc giới, hành lang an toàn đường, đơn vị đã nhiều lần kiến nghị các cơ quan đảm bảo trật tự có giải pháp trước tình trạng lấn chiếm.

Ông Nguyễn Bá Tiến, Chủ tịch UBND phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông cho biết, thời gian qua đơn vị đã yêu cầu công an, trật tự đô thị thường xuyên kiểm tra, xử lý tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn QL6. Tuy nhiên, do lực lượng mỏng, phải triển khai nhiều nhiệm vụ nên tổ công tác cứ đi kiểm tra, xử lý xong người buôn bán lại tái lấn chiếm sau đó. Khi phóng viên hỏi các hộ dân lấn chiếm bị xử lý, phường có yêu cầu họ ký cam kết không tái phạm? Ông Tiến không trả lời thẳng vào câu hỏi mà nói đang có việc bận nên sẽ thông tin lại sau.

Trước các phản ánh của PV Tiền Phong, gần trưa ngày 20/5, Đội Thanh tra giao thông quận Hà Đông, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã triển khai tổ công tác đi kiểm tra, xử lý. Theo đó, tại khu vực ga đường sắt, chợ Xốm trên QL21; khu vực chợ và dốc cầu Mai Lĩnh trên QL6… tổ công tác của Thanh tra giao thông Hà Đông đã giải tỏa nhiều cửa hàng buôn bán hoa quả, bãi xe lấn chiếm lòng đường. Với các lều lán, xưởng sản xuất, buôn bán lấn chiếm hành lang, lòng đường, tổ công tác đã báo cho chính quyền địa phương.

MỚI - NÓNG
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
TPO - Diễn biến khí tượng thực tế tại miền Bắc, Thủ đô Hà Nội trong ít ngày qua duy trì ở ngưỡng nhiệt trung bình cao trên 30 độ C, cảm nhận thực tế nóng oi vào nhiều thời điểm trong ngày. Bộ phận không khí lạnh đang di chuyển về phía Nam dự báo sẽ ảnh hưởng tới khu vực trong dịp đầu tuần (18/11), biến động hạ nhiệt có thể sẽ kéo dài ít ngày.
Địa điểm xây ga đường sắt mới ở Đà Nẵng
Địa điểm xây ga đường sắt mới ở Đà Nẵng
TPO - Chính quyền thành phố Đà Nẵng có kế hoạch di dời ga Đà Nẵng ra khỏi trung tâm để giảm thiểu ùn tắc giao thông, cải tạo cảnh quan. Theo kế hoạch di dời, phần ga hành khách của ga Đà Nẵng sẽ được dời về khu vực hồ Trung Nghĩa (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu).