Nhờ 13 tàu, thuê trực thăng tìm thuyền viên Vinalines Queen

MRCC hối hả thông báo cứu nạn (ảnh lớn) vùng biển nơi Vinalines Queen chìm (ảnh nhỏ)
MRCC hối hả thông báo cứu nạn (ảnh lớn) vùng biển nơi Vinalines Queen chìm (ảnh nhỏ)
TP - Những thuỷ thủ còn lại của tàu Vinalines Queen vẫn mất tích, cơ quan quản lý tàu cử người sang Philippines thuê trực thăng tiếp tục tìm kiếm; 13 tàu biển cam kết tìm giúp người mất tích.

> Lời kể của người trở về từ cõi chết
> Mất tích trong chính ngày cưới

MRCC hối hả thông báo cứu nạn (ảnh lớn) vùng biển nơi Vinalines Queen chìm (ảnh nhỏ)
MRCC hối hả thông báo cứu nạn (ảnh lớn) vùng biển nơi Vinalines Queen chìm (ảnh nhỏ).

Tìm thấy phao bè, phao cứu sinh

Chiều 31-12, Giám đốc Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải Việt Nam (MRCC) Nguyễn Anh Vũ cho biết, sau khi xác định rõ tàu Vinalines Queen chìm, đã chính thức phát thông tin nhờ vớt các thuỷ thủ. Theo đó, qua liên lạc với 28 tàu biển gần khu vực Vinalines Queen chìm, có 13 tàu nước ngoài cam kết sẽ tìm giúp.

Trong số 13 tàu biển hoạt động gần khu vực Vinalines Queen chìm, có những tàu dừng 3 tiếng đồng hồ để tìm kiếm và phát hiện một phao bè buộc chặt với một phao cứu sinh đang trôi trên biển. Trên các thiết bị cứu sinh này không có người. Tuy nhiên, sau khi xác định lại, đây có thể là thiết bị đã cứu thuyền viên Đậu Ngọc Hùng (người vừa được tàu biển London Courage vớt).

Đại diện MRCC Việt Nam cũng cho biết đã đề nghị phía Philippines, đặc biệt những đảo gần Luzon quan sát xem có vật thể nào từ tàu trôi dạt hay không. Bên cạnh đó, đơn vị chủ quản tàu Vinalines Queen - Cty Vận tải biển Vinalines cũng vừa thuê máy bay trực thăng ở Philipines tìm kiếm những thuỷ thủ có cơ may sống sót khác. Được biết, một số cán bộ của công ty này có khả năng sẽ theo máy bay trực tiếp đi tìm kiếm.

Chiều 31-12, đại diện MRCC Việt Nam thông tin, một tàu Trung Quốc phát tín hiệu cấp cứu vì bị chìm gần khu vực biển Việt Nam. Được biết, con tàu này bị chìm khi đang chạy với tốc độ 60 hải lý/giờ. Trên tàu có 14 thuyền viên. Việt Nam đã cử tàu cứu hộ ra hiện trường.

Cty Vận tải biển Vinalines cũng cử một đoàn công tác trực tiếp đến người nhà của những thuỷ thủ mất tích để động viên, thăm hỏi. Làm việc vất vả nhất có lẽ là các cán bộ tại MRCC Việt Nam. Đa số đều là các cán bộ trẻ, có những người từng là thuỷ thủ quen đi sóng về gió.

Gần 1 tuần trời liên lạc với các trung tâm cứu nạn hàng hải trong khu vực và các tàu thuyền trên biển nhờ tìm giúp Vinalines Queen, họ đều mang tâm trạng như tìm người thân. Như cựu thuyền phó Nguyễn Tiến Thanh từng lang thang khắp các hải trình quốc tế nay về làm ở MRCC Việt Nam, khi nghe tiếng Đậu Ngọc Hùng trên điện thoại vệ tinh cũng khóc nức nở như đứa trẻ. Cả kíp trực đều khóc vì mừng vui.

Giám đốc MRCC Việt Nam Nguyễn Anh Vũ nói: “Mình cũng chực khóc, nhưng phải kìm nén để điều hành công việc. Suốt đêm qua cho tới sáng nay, chúng tôi đã tập trung liên lạc khẩn cấp với lực lượng cứu nạn hàng hải của các nước trong khu vực và tàu hoạt động trong khu vực đề nghị trợ giúp khẩn cấp tàu Vinalines Queen. Hiện, MRCC Đài Loan đã cử một tàu ra tìm kiếm cứu nạn tại khu vực thuyền viên đã được cứu sống”.

Nếu bám được phao, cơ may sống sót cao

Đại diện MRCC Việt Nam cho biết, vẫn chưa có thông tin gì về số phận 22 thuyền viên còn lại, nhưng đang cố gắng hết sức để hỗ trợ, tìm kiếm. Do đó người thân các thuyền viên cần bình tĩnh. Trên thực tế, nếu may mắn bám được xuồng cứu sinh hay phao bè thì khả năng sống sót rất cao (trên phao cứu sinh có đầy đủ lương thực dự trữ có thể tồn tại khoảng 1 tháng).

Nhiều chuyên gia hàng hải cho rằng, vùng biển nơi Vinalines Queen có hải trình đi qua rất sâu, có nơi sâu tới 11 km. Trường hợp tàu chìm ở vị trí 5 km coi như phải tuyên bố bỏ tàu vì không có khả năng trục vớt.

Có một điều cho đến nay không ai lý giải nổi: Một con tàu lớn giá trị gần 50 triệu USD và hiện đại bậc nhất Việt Nam chìm không để lại dấu vết. Trước sự chứng kiến của PV Tiền Phong, trong cuộc điện đàm qua vệ tinh (tối 30-1) khi được hỏi vì sao phao tín hiệu không hoạt động thủy thủ sống sót Đậu Ngọc Hùng, cũng không lý giải nổi. Anh nói rằng ngoài thông tin trước đó mọi thiết bị đều hoạt động tốt.

Được biết, đối với quặng Nikel, quặng sắt mịn của Ấn Độ, than Clemantan của Indonesia, nhiều chủ tàu biển rất ngại chở vì nguy hiểm cao. Cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân vụ việc sau khi việc tìm kiếm kết thúc.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG