Nhìn gần cổ thụ khổng lồ hơn 700 tuổi ở rừng Cát Tiên

Cổ thụ Gõ đỏ tại Vườn quốc gia Cát Tiên là loài gỗ quý, thuộc danh mục nguy cấp, cần được bảo vệ. Trải qua 7 thế kỷ, cây vẫn xanh tốt và được canh giữ nghiêm ngặt.
Nhìn gần cổ thụ khổng lồ hơn 700 tuổi ở rừng Cát Tiên ảnh 1

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cây Gõ đỏ tại Vườn quốc gia Cát Tiên (huyện Tân Phú, Đồng Nai) đã hơn 700 tuổi, cao 30 m và có đường kính thân ở phần dưới gần 4 m. 

Nhìn gần cổ thụ khổng lồ hơn 700 tuổi ở rừng Cát Tiên ảnh 2

Cổ thụ 700 tuổi thuộc loài Gõ đỏ Afzelia Xylocarpa. Loài cây này phân bổ chủ yếu ở rừng Việt Nam và các nước Lào, Thái Lan, Campuchia. Gõ đỏ là loài gỗ quý hiếm thuộc danh mục nguy cấp, cần được bảo vệ, có tên trong sách đỏ Việt Nam.  

Nhìn gần cổ thụ khổng lồ hơn 700 tuổi ở rừng Cát Tiên ảnh 3

Cổ thụ sống qua 7 thế kỷ còn có tên gọi khác là "cây Gõ bác Đồng". Theo cán bộ kiểm lâm làm việc tại Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên, 27 năm trước (1988), cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về công tác tại vườn và đến thăm cây Gõ. Thấy cây phát triển tốt, ông khen ngợi và khuyên cán bộ vườn phát huy tinh thần bảo vệ rừng. Về sau, cán bộ vườn quyết định đặt tên cho cổ thụ là "cây Gõ bác Đồng" để kỷ niệm và nhắc nhở thế hệ sau về trách nhiệm giữ rừng. 

Nhìn gần cổ thụ khổng lồ hơn 700 tuổi ở rừng Cát Tiên ảnh 4

Ở độ cao 5 m, thân cổ thụ chia thành nhiều ngọn với tán lá xum xuê. Nhiều loài chim thường kéo về cây làm tổ, trú ngụ.  

Nhìn gần cổ thụ khổng lồ hơn 700 tuổi ở rừng Cát Tiên ảnh 5

Rêu mọc kín trên thân cổ thụ. 

Nhìn gần cổ thụ khổng lồ hơn 700 tuổi ở rừng Cát Tiên ảnh 6

Để giúp du khách có điều kiện vào thăm cây Gõ 700 tuổi, ngành chức năng sử dụng đá ong ghép thành con đường nhỏ nối từ đường bộ hành bìa rừng đến gốc cây. Con đường quanh co trong rừng rậm luôn phủ kín rêu xanh.  

Nhìn gần cổ thụ khổng lồ hơn 700 tuổi ở rừng Cát Tiên ảnh 7

Trên thân cổ thụ có nhiều loài thực vật sống ký sinh. 

Nhìn gần cổ thụ khổng lồ hơn 700 tuổi ở rừng Cát Tiên ảnh 8

Vỏ cây ẩm ướt có rêu mọc tạo điều kiện để nhiều côn trùng ẩn nấp, sinh sống. Ngành chức năng cho du khách tham quan cổ thụ nhưng cấm các hành vi săn bắt, can thiệp vào sự phát triển tự nhiên của cây và các sinh vật.  

Nhìn gần cổ thụ khổng lồ hơn 700 tuổi ở rừng Cát Tiên ảnh 9

Trải qua 7 thế kỷ, cây Gõ đỏ vẫn xanh tốt và trở thành "báu vật" của VQG Cát Tiên. 

Nhìn gần cổ thụ khổng lồ hơn 700 tuổi ở rừng Cát Tiên ảnh 10

Bộ rễ của cây cắm chặt vào đất giúp cây đứng vững trong nhiều thế kỷ. Nhiều rễ nổi trên mặt đất, có đường kính gần 0,8 m.  

Nhìn gần cổ thụ khổng lồ hơn 700 tuổi ở rừng Cát Tiên ảnh 11

Trên cổ thụ, nhiều thân của loài dây leo có đường kính gần 20 cm cuốn chặt vào cây. 

Nhìn gần cổ thụ khổng lồ hơn 700 tuổi ở rừng Cát Tiên ảnh 12

Ông Nguyễn Văn Diện, Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên cho biết, cây Gõ bác Đồng được cán bộ vườn lập hồ sơ theo dõi và quản lý nghiêm ngặt. Cây sinh trưởng tốt vì môi trường tự nhiên được đảm bảo. Những năm gần đây, Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ (VQG Cát Tiên) tổ chức tuyến tham quan cây Gõ để tuyên truyền đến du khách ý thức bảo vệ rừng. Nhiều chuyên gia, trung tâm bảo tồn thiên nhiên trên thế giới về thăm và nghiên cứu cổ thụ 700 tuổi.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG