Nhiều nút giao thông Hà Nội thường xuyên ô nhiễm vượt mức

Tác nhân chính gây ô nhân gây ô nhiễm không khí ở TP Hà Nội là hoạt động của các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng
Tác nhân chính gây ô nhân gây ô nhiễm không khí ở TP Hà Nội là hoạt động của các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng
TPO - Trong những tháng đầu năm 2018, có một số nút giao thông vào giờ cao điểm mức độ ô nhiễm luôn ở mức trung bình xấu.

Ngày 7/6, Sở TN&MT Hà Nội tổ chức hội thảo về cải thiện chất lượng không khí tại Hà Nội. Tại đây, ông Mai Trọng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội cho biết, những tháng đầu năm 2018, chất lượng không khí ở Hà Nội đạt mức độ trung bình. Trong đó có một số vị trí ở các nút giao thông vào giờ cao điểm thì mức độ ô nhiễm trung bình xấu.

“Vấn đề này đã được chúng tôi cảnh báo. Dù vậy, chất lượng không khí ở Hà Nội đã được cải thiện hơn trong quý IV năm 2017”, ông Thái cho hay.

Phát biểu tại hội thảo, bà Lê Thanh Thủy - Trưởng phòng Quản lý dự án và Truyền thông, Sở TN&MT chỉ rõ các tác nhân chính gây ô nhân gây ô nhiễm không khí ở TP Hà Nội là hoạt động của các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, các khu công nghiệp và làng nghề.

Tuy nhiên, theo bà Thủy chất lượng không khí tại các khu vực dân cư, làng nghề và công nghiệp có xu hướng được cải thiện dần theo thời gian. Còn tại các trục đường giao thông, khu vực xây dựng đang bị ô nhiễm nặng về bụi ben zen, tiếng ồn. Tại các khu công nghiệp, chỉ tiêu ben zen dù vẫn nằm trong giới hạn cho phép nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm do việc gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xăng).

“Chất lượng không khí ở Hà Nội chưa đạt được so với sự mong muốn của người dân. Trong khi đó, mật độ phương tiện giao thông ngày càng lớn, tốc độ đô thị hóa nhanh, dẫn đến ô nhiễm cục bộ ở nhiều nơi, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân”, bà Thủy đề cập đến những thách thức trong việc cải thiện chất lượng không khí ở Hà Nội.

Để người dân biết được chất lượng không khí, bà Thủy cho biết, TP đã đầu tư mạng lưới quan trắc tự động phục vụ công tác dự báo, cảnh báo sớm về chất lượng không khí. Hiện đã lắp đặt và đưa vào vận hành 10 trạm quan trắc không khí tự động (2 trạm cố định, 8 trạm cảm biến). Theo quy hoạch, từ nay đến 2020, TP Hà Nội dự kiến sẽ lắp đặt thêm 70 trạm nữa.

Trong nỗ lực cải thiện chất lượng không khí, theo bà Thủy, TP Hà Nội đang hoàn thiện thể chế quy định môi trường trong các cơ sở công nghiệp. Đặc biệt, TP Hà Nội cũng đưa ra lộ trình hạn chế phương tiện giao thông cá nhân lưu thông trong nội thành. Xây dựng lộ trình áp dụng khí thải Euro 4, Euro 5 trên địa bàn thành phố…

Ngoài ra, bà Lê Thanh Thủy - Trưởng phòng Quản lý dự án và Truyền thông cho biết, các đơn vị liên quan của TP Hà Nội đang tích cực triển khai chương trình trồng 1 triệu cây xanh nhằm góp phần cải thiện không khí trên địa bàn. “Qua hơn 2 năm triển khai, đến nay các đơn vị đã trồng được hơn 800 nghìn cây. Đến năm 2020, kế hoạch trồng mới 1 triệu cây xanh chắc chắn sẽ hoàn thành”, bà Thủy nói.

Bà Đỗ Văn Nguyệt đến từ Trung tâm sống học tập vì cộng đưa ra cảnh báo tình trạng ô nhiễm không khí có xu hướng gia tăng tại hầu hết các đô thị. Điều đó khiến Việt Nam chịu nhiều rủi ro về môi trường, đặc biệt là sức khẻo con người, nhất là trẻ em.

Dẫn chứng cho việc ô nhiễm không khí, bà Nguyệt cho biết, năm 2016, nồng độ PM2.5 trung bình hàng năm ở Hà Nội cao gấp 5 lần tiêu chuẩn của WHO. 58% người dân Hà Nội nói rằng chất lượng không khí ở Hà Nội đang tệ hơn.

Dù vậy, theo bà Nguyệt việc người dân ở các TP lớn nhận thức về ô nhiễm không khí ở Hà Nội còn thấp. “Chúng tôi khảo sát nhanh trực tiếp gần 400 bố mẹ và trẻ em hầu hết nói ô nhiễm không khí là do công nghiệp chứ không để ý vấn đề khác. Chúng ta cũng không biết đâu là giải pháp lâu dài để khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí”, bà Thủy nói thêm.

Để cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí trên địa bàn TP Hà Nội, bà Nguyệt đưa ra giải pháp can thiệp chính sách một cách chiến lược để khiểm soát ô nhiễm không khí từ nguồn thải, đẩy mạnh giáo dục – truyền thông với công chúng, nâng cao năng lực chia sẻ thông tin giữa các chuyên gia môi trường và sức khỏe.

MỚI - NÓNG