Nhiều giáo viên “ì” cản trở đổi mới giáo dục

Ảnh Nghiêm Huê
Ảnh Nghiêm Huê
TPO - Tại hội thảo về chất lượng giáo dục phổ thông sáng 22/9 tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ lo lắng về việc giáo viên “lười”, ngại đổi mới.

Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh, chất lượng giáo dục phổ thông là một chủ đề lớn luôn được xã hội quan tâm và đặt ra nhiều vấn đề cần trao đổi. Hội thảo lần này sẽ làm rõ khuynh hướng giáo dục trên thế giới và những vấn đề của Việt Nam, quản lý giáo dục phổ thông (GDPT) tại Việt Nam và những vấn đề cần quan tâm từ thực tế nhằm nâng cao chất lượng. 

Đổi mới Chương trình, SGK phổ thông: Phụ thuộc nhiều vào giáo viên

Tại hội thảo về chất lượng giáo dục phổ thông sáng 22/9 tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ lo lắng việc các giáo viên “lười”, ngại đổi mới.

Ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, điều kiện để đổi mới GDPT phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ giáo viên nhưng đội ngũ giáo viên còn nhiều yếu kém, một bộ phận giáo viên ngại chuyển đổi từ cách dạy cũ sang cách dạy mới; giáo viên còn thừa - thiếu cục bộ nhiều nơi.

Trong khi đó cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nếu tổ chức dạy học tự chọn thì rất thiếu phòng học. Tất cả những điều đó theo ông Hùng sẽ gây nhiều khó khăn khi triển khai chương trình GDPT mới.

Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị dừng đào tạo giáo viên tiểu học, THCS hệ cao đẳng sư phạm. Cao đẳng sư phạm chỉ nên đào tạo giáo viên mầm non

Ngoài ra, cũng theo ông Hùng, cần khẩn trương đào tạo giáo viên còn thiếu, sớm bồi dưỡng lại đội ngũ giáo viên, phải có chương trình bồi dưỡng thống nhất cũng như bồi dưỡng phải đi sâu vào từng loại giáo viên.

Ông Tạ Quang Sum (nguyên hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Cam Ranh, Khánh Hòa) cũng cho rằng, giáo viên giữ vai trò quan trọng trong đổi mới GDPT, thế nhưng hiện nay nhiều giáo viên rất ngại thay đổi, sợ đụng chạm lợi ích cá nhân.

Theo ông Sum, hiện nay phương pháp dạy và học trong các nhà trường đã rất lạc hậu, nhưng khó thay đổi vì chưa có những giải pháp khả thi nhằm thay đổi cả một hệ thống tập quán bị nhân danh là truyền thống.

“Cả người dạy lẫn người học đang hợp tác chặt chẽ tạo ra sức ì ngăn cản đổi mới, vì đích đến của họ chỉ là kết quả các kỳ thi", ông Sum nói.

Nhiều giáo viên “ì” cản trở đổi mới giáo dục ảnh 1 Nguyễn Đức Minh- Cục Nhà giáo và CBQLGD, Bộ GD&ĐT 

Xây dựng các chuẩn mới

Ông Nguyễn Đức Minh- Cục Nhà giáo và CBQLGD, Bộ GD&ĐT cho biết, cần từng bước chuẩn hóa đội ngũ, nhằm bảo đảm triển khai thắng lợi công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông lần này.

Cũng theo ông Minh, tại thời điểm này, Bộ GD&ĐT đang tiến hành ráo riết việc xây dựng các chuẩn mới, bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện các chuẩn hiện có để có được bộ công cụ hữu hiệu nhất trong công tác quản lý, xây dựng và phát triển đội ngũ.

Cũng theo ông Minh, vấn đề đặt ra đối với toàn ngành và cụ thể là các nhà trường là cần tiếp tục nâng cao nhận thức về Chuẩn để các địa phương, CBQL, giáo viên triển khai Chuẩn theo đúng mục đích ban hành qua các hoạt động.

Các nội dung của Chuẩn đang được Bộ GD&ĐT điều chỉnh theo hướng tinh giản, cụ thể hóa các tiêu chí, minh chứng để phù hợp với đặc điểm của từng trường, từng địa phương.

Đối với CBQL thì chú ý đến năng lực tự chủ, xây dựng kế hoạch chiến lược, tầm nhìn và tổ chức thực hiện các mục tiêu đề ra theo định hướng mới; còn giáo viên chú ý đến các năng lực để tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; xây dựng mục tiêu, thiết kế bài giảng và đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

Bên cạnh đó, các cấp quản lý căn cứ Chuẩn để xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, tài liệu, phương pháp và hình thức bồi dưỡng nhà giáo phù hợp theo những yêu cầu và nhiệm vụ của đổi mới giáo dục phổ thông.

Tính đến năm học 2016-2017, cả nước có 853. 875 giáo viên phổ thông, trong đó, giáo viên tiểu học là 395987 giáo viên, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 99,72%, tỷ lệ giáo viên/lớp là 1,43 GV/lớp; THCS là 307777 giáo viên, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 98,98%, tỷ lệ giáo viên/lớp là 2,05 GV/lớp; THPT là 150111,  tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 99,60%, tỷ lệ giáo viên/lớp là 2,32 GV/lớp
MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.