Nhiều câu hỏi nóng đợi Thống đốc Nguyễn Văn Bình

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình
TPO – Cuối phiên chất vấn chiều nay (24-11), nhiều câu hỏi nóng đang chờ nhận được câu trả lời của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình trong buổi sáng ngày mai.

> Điện lỗ, xăng dầu có lãi

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình.
 

Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên):

Tôi đã có văn bản chất vấn Thống đốc về trách nhiệm của lãnh đạo NHNN VN khi quy định trần lãi suất huy động tiền gửi là 14% nhưng không có cơ chế kiểm soát để các ngân hàng huy động vượt trần từ 17-19%, kéo dài 6-7 tháng. Thống đốc đã có văn bản trả lời nhưng tôi thấy chưa thỏa đáng vì Thống đốc cho rằng nguyên nhân là do kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ NH còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn nên NH chưa có giải pháp xử lý triệt để. Xin được hỏi lại là lãnh đạo NHNN VN có thiếu trách nhiệm, có khuyết điểm hay không khi để các NH huy động vượt trần lãi suất kéo dài như vậy?

Hiện nay, với trần lãi suất huy động là 14% nhưng lãi suất cho vay của các NH là 18, 19%, thậm chí hơn 20% như vậy có phù hợp không? Thống đốc thấy có cần quy định lại mức trần lãi suất cho vay đối với các ngân hàng hay không?

Lãi suất huy động ngoại tệ là 2%, trong khi lãi suất cho vay là 8%, Thống đốc cho rằng mức lãi suất đó là phù hợp nhưng tôi và nhiều chuyên gia cho rằng không phù hợp vì với mức lãi suất như vậy các NH sẽ thu lãi quá lớn, tạo sự mất công bằng trong kinh doanh. Xin Thống đốc đánh giá về việc duy trì mức lãi suất này như thế nào?

ĐB Nguyễn Thanh Thụy (Bình Định):

Hệ thống NH được ví như xương sống của nền kinh tế, điều hòa bằng tiền, ổn định sản xuất kinh doanh và đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, việc NH điều hành chính sách tiền tệ và thắt chặt tín dụng trong thời gian vừa qua đã gây tác động xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN, từ đó tác động lớn đến an sinh xã hội. Như trong 5 tháng vừa qua, rất nhiều công ty, doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính, không có tiền để trả lương cho cán bộ công nhân, sản xuất bị đình trệ, đóng cửa, phá sản.

Các NH thương mại đua nhau về lãi suất huy động và cho vay, việc NHNN giảm lãi suất cho vay xuống dưới 14% năm vừa qua để kéo theo lãi suất cho vay xuống thấp nhưng thực tế các DN không thể vay được, hoặc nếu vay phải vay lãi suất cao. NH thương mại đang để lãi suất huy động rất cao để đáp ứng với nhu cầu thanh khoản.

Hiện nay, tình trạng vỡ nợ tín dụng đen ở rất nhiều nơi. Cái xương sống của nền kinh tế đang rất yếu còn thắt chặt thì quá dễ dãi, như vậy trách nhiệm của NHNH và Thống đốc về thực trạng này như thế nào? Có phải NHNH coi trọng ổn định kinh tế vĩ mô hơn vấn đề đảm bảo an sinh xã hội và sản xuất kinh doanh hay không?

ĐB Đặng Xuân Nguyên (Đồng Tháp):

Theo dự thảo Nghị định quản lý sản xuất, kinh doanh vàng trình chính phủ, các điều kiện để được cấp phép, sản xuất kinh doanh vàng miếng là: DN phải có 25% thị phần sản xuất cả nước, như vậy thì chỉ còn duy nhất một công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC chiếm 90% thị phần được cấp phép. Thứ hai, với các điều kiện như vốn điều lệ 100 tỷ đồng, thuế 500 triệu đồng/năm và phải là doanh nghiệp mới được cấp phép kinh doanh vàng miếng, thế thì khoảng 12.000 đơn vị trên 63 tỉnh thành hiện đang mua bán vàng miếng trực tiếp với người dân sẽ ngừng kinh doanh. Như vậy, Thống đốc có lường trước được sẽ xảy ra tình trạng thống lĩnh độc quyền thị trường về giá, về sản lượng đáp ứng cho nhu cầu mua bán của người dân không bị đầu cơ, kìm hàng trục lợi hay không?

Thống đốc có đảm bảo được việc các đơn vị mua bán vàng, trang sức sẽ không giao dịch ngầm vàng miếng như thị trường ngoại tệ ngầm đã và đang diễn ra vài thập kỷ qua gây khó khăn cho các đơn vị có phép và chấp hành tốt hay không?

ĐB Lê Văn Lai (Quảng Nam):

Đề nghị Thống đốc cho biết việc tham mưu của Thống đốc NH tham mưu với Chính phủ hoặc bản thân NH giải bài toán lãi suất như thế nào để vừa đảm bảo yêu cầu về kìm chế lạm phát nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo được công bằng trong sản xuất?

Thống đốc đánh giá như thế nào về tình hình chất lượng tín dụng hiện nay? Dư luận đang cho rằng tín dụng đang có vấn đề, nói thẳng là đang diễn ra xấu, nếu dư luận ấy có cơ sở thì Thống đốc có biện pháp gì để ngăn chặn kịp thời hệ lụy rất không đáng có này?

Thống đốc thuyết minh có căn cứ khoa học và thực tiễn để đề ra 14% trần lãi suất rất thuyết phục nhưng trong thực tế vấn đề này rất phức tạp, biểu hiện bằng cách tiền gửi cho NH được rút ra bằng cách chuyển dòng vốn, các NH thực hiện lãi suất chui và biến tướng về hình thức. Vậy, Thống đốc có thấy đúng với thực tiễn xã hội đang diễn ra hay không?

ĐB Đàm Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận):

Thống đốc có chính sách khống chế lãi vay theo hướng thuận cho hoạt động sinh lãi của vốn vay giúp cho các nhà DN đang khát vốn sinh tồn, đặc biệt là các DN sản xuất kinh doanh. Mức khống chế lãi suất cho vay đó chính xác là bao nhiêu? Tại sao Thống đốc không điều hành khống chế lãi vay ổn định ở mức từ 16-17% theo ý của một số chuyên gia?

Trong 9 tháng đầu năm đã có 48.000 DN Việt Nam bị giải thể hoặc ngừng hoạt động, và con số này dự báo sẽ tăng cao. Đây là số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Vậy thống đốc có tham mưu gì cho Chính phủ trong trái phiếu Chính phủ 225.000 tỷ để có kế hoạch giúp các nhà DN cứu lấy sự phá sản, duy trì sự phát triển, góp phần giải quyết công ăn việc cho các lao động và giải quyết vấn đề an sinh xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ?

ĐB Hà Sĩ Đồng (Quảng Trị):

Doanh nghiệp hiện nay tiếp cận với nguồn vốn để đầu tư sản xuất gặp rất nhiều khó khăn về nguồn tiền. Xin hỏi Thống đốc có phải khách hàng đã cho vay kinh doanh bất động sản và kinh doanh chuyển khoản chiếm tỷ lệ lớn dẫn tới ảnh hưởng đến nguồn tiền cho DN vay đầu tư cho sản xuất hay không? Giải pháp của Thống đốc trong thời gian tới nhằm điều tiết nguồn vốn như thế nào?

Thứ hai, xin Thống đốc cho biết hiện nay nợ xấu, nợ quá hạn không có khả năng thu hồi làm thất thoát nguồn vốn của nhà nước là bao nhiêu? Trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực đồng chí phải xử lý trách nhiệm cá nhân có liên quan như thế nào?

ĐB Phan Văn Quý (Nghệ An):

Trong quá trình tái cấu trúc NH nếu xảy ra các xung đột lợi ích thì Thống đốc giải quyết như thế nào?

ĐB Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang):

Luật NH hiện nay có đúng hay không? Chúng ta có quy định lãi suất trần, lãi suất tối đã cho vay hay không? Ngành NH rất nhàn nhưng lương rất cao, không thể vất vả hơn ngành điện và các ngành khác được.

ĐB Trần Du Lịch:

Hiện nay chúng ta đã kìm chế được lạm phát, Quốc hội quyết định chỉ số tăng giá trong năm tới tối đa là 10%. Vậy, trong chính sách lãi suất sắp tới đây, NHNN có tiếp tục theo đuổi chính sách lãi suất như về huy động tiền gửi hay không và mức độ nghiêm như thế nào? Lãi suất cho vay hiện nay là 4-5% thì sắp tới mức chênh lệch như thế nào để điều hành chính sách lãi suất và DN muốn biết chính sách lãi suất trong thời gian tới như thế nào?

ĐB Nguyễn Ngọc Hòa:

Vừa qua chúng ta có quyết tâm lớn trong việc ổn định và thiết lập lại giá vàng. Tuy nhiên, thực tế thì khi xảy ra biến động chúng ta mới cấp quota nhập vàng, xin Thống đốc cho biết trong cơ chế điều hành, quản lý và cấp quota nhập vàng trong thời gian tới có đổi mới gì hay vẫn bị động như vừa qua?

ĐB Đặng Ngọc Nghĩa (Thừa Thiên Huế):

Công tác quản lý, giáo dục và chất lượng thanh tra, kiểm tra các cơ sở NH như thế nào? Có buông lỏng, quan liêu hay không mà để xảy ra nhiều vụ việc sai phạm nghiêm trọng trong một số NH như vừa qua báo cáo chính phủ đã nêu?

Cá nhân Thống đốc và ban lãnh NHNN có biện pháp xử lý như thế nào những đồng chí lãnh đạo trực tiếp và cán bộ các NH vi phạm như thế nào?

Vấn đề thu hồi nợ xấu, thu hồi vốn thất thoát có biện pháp như thế nào? Thời gian nào thu hồi là bao lâu?

ĐB Nguyễn Hữu Quang (Thanh Hóa):

Lãi suất cao có bất bình thường không? Ảnh hưởng đến chính sách kinh tế vĩ mô như thế nào?

ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình):

Hiện nay đối tượng nghèo thì được các NH chính sách xã hội cho vay, các DN thì được hệ thống các NH cho vay, riêng đối tượng cận nghèo – đối tượng cần được xã hội quan tâm nhưng không tiếp cận được nguồn vốn của NH chính sách vì không thuộc đối tượng và không có tài sản thế chấp để vay các NH khác, đề nghị Thống đốc cho biết giải pháp sắp tới để hỗ trợ những đối tượng này như thế nào?

ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội):

Đề nghị Thống đốc cho biết trách nhiệm của mình đối với việc chỉ đạo thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, phòng chống tham nhũng, rửa tiền trong hoạt động ngân hàng? Thực tế nếu không làm tốt công tác này sẽ dẫn đến tín dụng đen ngoài xã hội và việc kiểm soát của hệ thống NH sẽ kém hiệu quả.

ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng):

NH vừa rồi có sáng kiến bình ổn giá vàng, phải chăng NHNN muốn biến thị trường vàng đanh cạnh tranh trên thị trường hiện nay sang thế độc quyền không? Trong khi Chính phủ muốn chúng ta bình đẳng nhưng hiện nay lại có hiện tượng độc quyền, xin ý kiến của Thống đốc?

Sáng mai, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình sẽ tiếp tục trả lời chất vấn của các đại biểu quốc hội.

Sau đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ trả lời những vấn đề liên quan như: Công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 2011-2012 và những năm tiếp theo; vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, thực hiện 3 đột phá, vấn đề giảm nghèo...

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.