Nhật - Úc sắp lập cơ chế hợp tác quân sự mới

Thủ tướng Úc Scott Morrison (trái) và Thủ tướng Nhật Abe Shinzo bắt tay ở Osaka vào tháng 6/2019 ảnh: Kyodo
Thủ tướng Úc Scott Morrison (trái) và Thủ tướng Nhật Abe Shinzo bắt tay ở Osaka vào tháng 6/2019 ảnh: Kyodo
TP - Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo và người đồng cấp Úc Scott Morrison dự kiến ký một thỏa thuận trong tháng sau để thiết lập khuôn khổ pháp lý cho phép lực lượng vũ trang hai nước hoạt động ở lãnh thổ của nhau, các nguồn tin từ chính phủ Nhật cho hay.

Thỏa thuận tiếp cận đối ứng (RAA), trong đó có quy định cả những vấn đề liên quan đến xử lý hành vi hình sự, kiểm soát di trú và đóng thuế, sẽ tạo khuôn khổ pháp lý cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản và binh lính Úc làm nhiệm vụ trên lãnh thổ của nhau (tập trận hoặc cứu trợ thiên tai).

Hai quốc gia bắt đầu đàm phán về RAA từ tháng 7/2014. Nếu được ký kết, đây sẽ là lần đầu tiên Nhật ký một thoả thuận như vậy với Úc. Nhật và Úc cũng đang bàn về việc nới lỏng hạn chế xuất nhập cảnh vì COVID-19, và một chuyến thăm Nhật của Thủ tướng Morrison đang được sắp xếp. Nhưng chuyến thăm có thể bị huỷ và thay bằng hội nghị trực tuyến nếu COVID-19 diễn biến phức tạp.

Các cuộc thảo luận giữa Úc và Nhật diễn ra trong bối cảnh hai nước cùng quan ngại về sự bành trướng của Trung Quốc trên biển, các nguồn tin nói với hãng tin JiJi.

Với sáng kiến riêng về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do, Nhật Bản đang ưu tiên thúc đẩy quan hệ với Úc khi hai nước chia sẻ nhiều quan điểm chung. Chính quyền Úc cũng đang thúc đẩy quan hệ với Mỹ và Ấn Độ. Tuần trước, hai nước này ký 2 thỏa thuận nhằm làm sâu sắc quan hệ hợp tác quốc phòng. Hai thỏa thuận về hỗ trợ hậu cần song phương và khoa học công nghệ quốc phòng được ký kết trong bối cảnh căng thẳng quân sự ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, trong đó có biển Đông, đang gia tăng khi Trung Quốc đang củng cố sự hiện diện. 

Trong khi đó, quan hệ giữa Úc với Trung Quốc tiếp tục xấu đi. Từ khi Trung Quốc tăng thuế lên lúa mạch và dừng nhập thịt bò Úc cách đây 3 tuần, Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham nhiều lần cố nhưng không liên lạc được với người đồng cấp Trung Quốc Chung Sơn. Bộ Văn hoá và Du lịch Trung Quốc vừa khuyến cáo người dân nước này không đến Úc vì tình trạng gia tăng các vụ tấn công kỳ thị chủng tộc nhằm vào người châu Á và Trung Quốc. Ngày 9/6, Bộ Giáo dục Trung Quốc khuyến cáo các sinh viên nước này cân nhắc lại kế hoạch tiếp tục học ở Úc khi học kỳ mùa xuân bắt đầu vào tháng 7. Trong cuộc trả lời phỏng vấn đầu tuần này, ông Birmingham bày tỏ thất vọng vì nhiều lần không liên lạc được với ông Chung.

“Điều đó thể hiện thay đổi trong thái độ của Trung Quốc. Thuế không phải vấn đề duy nhất giữa hai nước. Rõ ràng Trung Quốc đang khó chịu với những bước đi gần đây của chính quyền Úc nhằm tham gia vào phong trào chống Trung Quốc của chính quyền Trump”, báo SCMP dẫn đánh giá của ông Zhiqun Zhu, một giáo sư ngành khoa học chính trị và quan hệ quốc tế tại ĐH Bucknell (Mỹ).

Ông Zhu nói rằng Trung Quốc không hài lòng về nhiều chính sách của Úc, trong đó có việc tham gia tập trận với Mỹ trên biển Đông.

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.