Nháo nhác nơi đỉnh lũ

Nháo nhác nơi đỉnh lũ
TPO - Người dân nơi “đại hồng thủy” thuộc hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp vừa mừng lũ rút, nay lại lo lắng vì lũ tiếp tục lên. Hàng ngàn ngôi nhà vẫn đang ngập chìm trong nước, hệ thống đê bao còn lại tiếp tục nguy cơ bị vỡ. Nhiều đoạn đê vẫn bị nứt, lún, rò rỉ.

 > Mưa lũ làm 22 người chết ở đồng bằng sông Cửu Long

TPO - Người dân nơi “đại hồng thủy” thuộc hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp vừa mừng lũ rút, nay lại lo lắng vì lũ tiếp tục lên. Hàng ngàn ngôi nhà vẫn đang ngập chìm trong nước, hệ thống đê bao còn lại tiếp tục nguy cơ bị vỡ. Nhiều đoạn đê vẫn bị nứt, lún, rò rỉ.

Lũ tại khu vực đầu nguồn thuộc hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp vừa xuống nay tiếp tục dâng cao. Hiện nay mực nước lũ đầu nguồn nhiều nơi còn cao trên mức báo động ba.

Văn phòng thường trực - Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp cho biết: Nước lũ tại các trạm trên sông Mekong đang lên nhanh và ở mức rất cao, do mưa lớn vùng thượng nguồn.

Mực nước lúc bảy giờ sáng 6-10-2011 tại khu vực các huyện đầu nguồn lên từ 1- 4 cm so với sáng ngày 5-10. Ở khu vực vùng sâu Đồng Tháp Mười tiếp tục lên từ 1 - 5 cm.

Theo dự báo, trong những ngày ngày tới, nước lũ tại khu vực các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự và thị xã Hồng Ngự biến đổi chậm. Vùng Đồng Tháp Mười nước tiếp tục lên từ 4-6 cm/ngày và mực nước khu vực phía nam lên nhanh theo triều và lũ.

Do nhà cửa bị ngập vì thế nhiều hộ gia đình tại thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng đã phải làm lán trại ven đường lộ để chạy lũ
Do nhà cửa bị ngập, nhiều hộ gia đình tại thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) phải làm lán trại ven đường lộ để chạy lũ .
Trường Tiểu học An Phước I, huyện Tân Hồng ngập chìm trong lũ
Trường Tiểu học An Phước I, huyện Tân Hồng ngập chìm trong lũ.
Nước lũ ngập sâu ở hầu hết các cánh đồng nên hàng ngàn trâu bò vùng lũ đang thiếu cỏ ăn nghêm trọng. Ông Nguyễn Văn Liếu ở ấp I, xã Thường Phước II, huyện Hồng Ngự cho biết: “Ngay cả rơm cho trâu bò ăn cũng thiếu, tôi phải đi mượn người ta về cho trâu ăn qua ngày”
Nước lũ ngập sâu ở hầu hết các cánh đồng nên hàng ngàn trâu bò vùng lũ đang thiếu cỏ ăn nghiêm trọng. Ông Nguyễn Văn Liếu ở ấp I, xã Thường Phước II, huyện Hồng Ngự cho biết: “Ngay cả rơm cho trâu bò ăn cũng thiếu, tôi phải đi mượn người ta về cho trâu ăn qua ngày”.
Cô Lê Thị Bích nói: “Em phải chống ghe đi hơn 5 km để kiếm cỏ cho trâu bò ăn”
Chị Lê Thị Bích nói: “Em phải chống ghe đi hơn 5 km để kiếm cỏ cho trâu bò ăn”.
Ông Phan Văn Thâu ở xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự nhà bị ngập ông phải chạy lũ qua tận xã Bình Thạnh (Tân Hồng, đồng Tháp) mang theo 3.500 con vịt. Ông Thâu nói: “Vịt cũng phải chạy lũ, nước ngập hết trắng đồng như thế lấy đâu chỗ cho vịt ăn. Hiện mỗi ngày phải chi 6 bao lúa cho vịt ăn, lỗ khoảng 3 triệu đồng ngày đêm vì nuôi vịt”
Nhà ông Phan Văn Thâu ở xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự bị ngập, nên ông phải chạy lũ qua tận xã Bình Thạnh (Tân Hồng, Đồng Tháp) mang theo 3.500 con vịt. Ông Thâu nói: “Vịt cũng phải chạy lũ, nước ngập trắng đồng như thế, lấy đâu chỗ cho vịt ăn. Hiện mỗi ngày phải chi sáu bao lúa cho vịt ăn, lỗ khoảng ba triệu đồng ngày đêm vì nuôi vịt”.
Đã có 22 người chết vì lũ trong đó chủ yếu là trẻ em. Một cảnh đưa con trẻ chạy lũ tại Thường Phước II, huyện Hồng Ngự
22 người chết vì lũ trong đó chủ yếu là trẻ em. Một cảnh đưa con trẻ chạy lũ tại Thường Phước II, huyện Hồng Ngự .

Hồng Lĩnh

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.