Nhận thức đúng về bệnh thiếu máu não thời hiện đại

GS.TS Nguyễn Văn Thông, Chủ nhiệm bộ môn Thần kinh và Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này
GS.TS Nguyễn Văn Thông, Chủ nhiệm bộ môn Thần kinh và Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này
TP - Cuộc sống bận rộn, công việc căng thẳng, môi trường ô nhiễm và thực phẩm thiếu an toàn… khiến bệnh thiếu máu não ngày càng trở nên phổ biến.

Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu tới não, dẫn tới giảm cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng não làm cho tế bào thần kinh thiếu năng lượng để hoạt động, ảnh hưởng đến cấu trúc, tồn tại và phát triển của hệ thần kinh trung ương.

Với mong muốn phổ biến kiến thức về bệnh thiếu máu não, đặc biệt là thiếu máu não ở người cao tuổi, cũng như cách phòng và điều trị căn bệnh này, Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex và một trang điện tử đã phối hợp tổ chức buổi hội thảo “Tư vấn Phòng và điều trị bệnh thiếu máu não ở người cao tuổi” vào ngày 16/8 tại Hà Nội.

Tác nhân, đối tượng mắc chứng thiếu máu não

Theo GS.TS Nguyễn Văn Thông, Chủ nhiệm bộ môn Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, có 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh lý thiếu máu lên não đó là: Vỡ xơ vữa động mạch và thoái hóa đốt sống cổ, điều này sẽ khiến hẹp lòng mạch máu nuôi não và đè ép vào mạch máu nuôi não làm giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng não, giảm khả năng cung cấp oxy cho não... gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. 80% các trường hợp thiếu máu não có nguyên nhân từ sự xơ vữa, lão hóa động mạch.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác cũng gây ra căn bệnh thiếu máu não như: Dị dạng bẩm sinh hay u, sùi, bóc tách thành mạch làm hẹp lòng mạch; các cục máu đông gây cản trở dòng tuần hoàn máu; các chèn ép từ bên ngoài vào thành động mạch; co mạch máu,… Tất cả những yếu tố này đều gây ra hiện tượng giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng não, giảm cung cấp oxy cho não.

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh lý này là: Nhức đầu; hoa mắt, chóng mặt, ù tai; mất ngủ, rối loạn giấc ngủ; suy giảm trí nhớ, mất tập trung; tê bì, nhức mỏi chân tay, mệt mỏi. Ngoài ra, có nhiều biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật: Tim đập nhanh, rối loạn huyết động, cơn bốc hỏa, chậm chạp, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút dần...

Mặt khác, “Cần phân biệt rõ những triệu chứng bồng bềnh, chóng mặt, hoa mắt của hội chứng rối loạn tiền đình với thiếu máu não”, GS. TS Thông nói thêm.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Văn Thông, đối tượng thường mắc căn bệnh này là những người trung niên, người cao tuổi và người lao động trí óc với cường độ cao, một số người có bệnh lý về hệ tim mạch như các huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao... Bệnh này thường gặp nhiều hơn ở những người cao tuổi bởi tình trạng lão hóa và những căn bệnh mãn tính về già.

Trả lời câu hỏi thiếu máu não có di truyền từ đời này sang đời khác không? GS Thông khẳng định: “Bệnh lý thiếu máu lên não là căn bệnh không di truyền, đây là căn bệnh mắc phải trong cuộc sống, bệnh tăng theo tuổi ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, cũng cần phải theo dõi những yếu tố nguy cơ theo cơ địa gia đình như tăng huyết áp, đái tháo đường… có thể là một trong những nguyên nhân gây ra thiếu máu não nhưng rất hạn hữu”.

Phòng ngừa và điều trị thiếu máu não thế nào?

Thiếu máu não có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhũn não, xuất huyết não gây liệt nửa người hoặc chết đột ngột. Do vậy, chế độ phòng ngừa và điều trị là cực kỳ quan trọng.

Đối với người cao tuổi, trong chế độ ăn uống cần hạn chế ăn những loại thực phẩm nhiều mỡ, không sử dụng nhiều rượu bia, đồ uống có ga, cần tăng cường trong khẩu phần ăn nhiều rau xanh, nhất là những loại rau nhiều màu sắc. Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức… Ngoài ra, cần phải thường xuyên đi khám định kỳ để tránh xảy ra tai biến do bệnh thiếu máu lên não gây ra.

Đặc biệt, khi bị thiếu máu não, người bệnh không nên tắm nước lạnh khi mới đi ngoài nắng về. Mùa lạnh, nên mặc ấm, nơi nằm ngủ tránh gió lùa. Mùa đông mỗi lúc thức dậy cần nằm tĩnh dưỡng một lúc mới ngồi dậy để tránh hạ nhiệt đột ngột, mạch máu co lại làm thiếu máu đột xuất sẽ rất dễ gây tai biến mạch máu não.

CERECAPS - Điều trị Thiểu năng tuần hoàn não

Nhận thức đúng về bệnh thiếu máu não thời hiện đại ảnh 1

Thành phần: Cao khô Hồng hoa: 45 mg, cao khô Xích thược: 60 mg, cao khô Đương quy: 110 mg, cao khô Xuyên khung: 110 mg, cao khô Sinh địa: 60 mg, cao khô Chỉ xác: 45 mg, cao khô Sài hồ: 45 mg, cao khô Ngưu tất: 60 mg, cao khô Cam thảo: 60 mg, cao khô Bạch quả: 15 mg.

Chỉ định:

Suy giảm trí nhớ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, hay cáu gắt ở người có tuổi, mất ngủ hay ngủ mê, hay ngủ gà, ngủ gật.

Thiếu máu, sạm da, đứng lên ngồi xuống hay bị chóng mặt.

Làm việc trí óc căng thẳng, mệt mỏi, mất tập trung.

Chứng tê bì, nhức mỏi chân tay.

Hoạt huyết, Tăng cường tuần hoàn não

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Liều dùng

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 - 3 viên. Uống sau bữa ăn.

Chống chỉ định: Người mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc. Phụ nữ có thai, người có bệnh chảy máu không đông hoặc dễ chảy máu, sốt xuất huyết. Người nhồi máu não, nhồi máu cấp, Trẻ em trí tuệ kém, giảm trí nhớ do thiểu năng.

Người có thai và cho con bú: Người có thai không nên dùng.

Quy cách: Hộp 3 vỉ x 10 viên nang.

Sản phẩm của Công ty cổ phần dược Trung ương Mediplantex

Địa chỉ: 358 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 3668.6111 - Hotline: 19006043

Website: www.thieumaunao.vn / www.cerecaps.vn

Số phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của Cục QLD Bộ Y tế: 0513/13/QLD-TT

MỚI - NÓNG