Nhà riêng thành chung cư mini: Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân nói gì?

Nhà riêng thành chung cư mini: Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân nói gì?
TPO - Trao đổi về hàng loạt công trình nhà ở biến tướng thành chung cư mini hiện nay, lãnh đạo quận Thanh Xuân khẳng định không có khái niệm này, chỉ có “căn hộ có nhiều hộ ở”.

Liên quan đến bài viết: “Nhà riêng thành chung cư mini” đăng trên báo Tiền Phong số ra ngày 18/7, nói về hàng loạt công trình được cấp phép xây dựng là: Nhà ở riêng lẻ tự ý xây sai phép, đồng thời rao bán cho người dân với thông tin mập mờ. Trong đó, nhiều chung cư mini còn rao bán cả phần xây dựng sai phép với giá rẻ hơn bình thường.  

Trao đổi với Tiền Phong, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Khổng Minh Thảo cho biết, hiện nay không có khái niệm về “chung cư mi ni” trong văn bản quản lý Nhà nước, quận cũng không cấp phép xây dựng cho bất cứ trường hợp nào với tên gọi như vậy.

Tất cả các công trình xây dựng quận cấp phép cho người dân là công trình xây dựng nhà riêng lẻ. “UBND quận Thanh Xuân không cấp phép xây dựng cho dạng căn hộ có nhiều hộ ở. Tuy nhiên, tự nhiên trong cuộc sống xã hội các công trình có sự “tự biến tấu”, ông Thảo nói.

Nhà riêng thành chung cư mini: Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân nói gì? ảnh 1 Ông Khổng Minh Thảo, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân trong buổi làm việc

Theo Luật Nhà ở không thể cấm chủ đầu tư xây dựng bao nhiêu phòng miễn là họ xây đúng Giấy phép xây dựng (đúng mật độ, chiều cao, ranh giới đất theo sổ đỏ...). Cũng không có chế tài quy định để cấm họ giao dịch mua bán. Vấn đề là họ phải thực hiện mua bán theo đúng quy định của pháp luật, thực hiện các văn bản về  PCCC, quản lý đô thị, trật tự xây dựng “Chúng tôi xếp vào loại nhà ở có nhiều hộ ở vì không thể gọi là chung cư mi ni được vì chung cư có tiêu chuẩn riêng”, ông Thảo nói.

Riêng với trường hợp xử lý vi phạm nhà số 6, ngõ 122 Vương Thừa Vũ mà báo Tiền Phong có nêu, ông Khổng Minh Thảo cho biết, theo báo cáo của UBND phường Khương Trung đã xử lý xong cơ bản, phần sai phép chiều cao tầng 7 và tầng lửng, phường Khương Trung đang phối hợp tổ chức xử lý. Về phía gia đình chủ đầu tư cũng tự cam kết phá dỡ phần sai phạm. Tuy nhiên, hiện tại xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều khác nhau, trong đó có việc xử lý chậm… hơn nữa công trình này nằm trong khu dân cư đông đúc.

Lãnh đạo quận Thanh Xuân cũng khẳng định, tiến độ xử lý sai phạm nếu gia đình chủ công trình chậm trễ không đáp ứng được tiến độ như cam kết, quận sẽ phải có động tác tích cực hơn, trên cơ sở đề xuất của UBND phường và Đội Thanh tra xây dựng sẽ tổ chức thực hiện biện pháp cưỡng chế theo đúng quy định pháp luật.

Thời gian tới, UBND quận Thanh Xuân giao các phòng chức năng liệt kê các công trình dạng này, đăng tải lên các phương tiện thông tin đại chúng để khuyến cáo người dân không nên giao dịch mua bán ở những căn hộ này.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.