Nhà nghiên cứu Nguyễn Sóng Hiền: Xây thư viện để cho có là một sự lãng phí

Không gian trong thư viện đáng yêu ở trường THPT Chu Văn An, Tây Hồ. Ảnh: Đỗ Hợp
Không gian trong thư viện đáng yêu ở trường THPT Chu Văn An, Tây Hồ. Ảnh: Đỗ Hợp
TPO - Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Giáo dục học, Đại học Newcastle (Australia) cho rằng, dường như, tầm quan trọng của thư viện chưa được các nhà trường quan tâm đúng mức. Các trường vẫn đang xem thư viện chỉ như là một phòng chức năng đơn giản nơi lưu giữ tư liệu chứ chưa phải là trung tâm tri thức của nhà trường.

Đầu sách thư viện nghèo nàn: Văn hóa đọc bị lãnh cảm trong giới trẻ?

Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Giáo dục học, Đại học Newcastle (Australia) cho rằng, trước khi các phương tiện nghe nhìn ra đời thì sách chính là phương tiện duy nhất giúp cho chúng ta tiếp cận được tri thức của nhân loại. Và nơi chúng ta có thể tìm kiếm những cuốn sách hay tài liệu quý giá không nơi nào khác chính là thư viện.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu này, trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, một thực trạng đáng báo động là lớp trẻ ngày càng trở nên lãnh cảm và thờ ơ với văn hoá đọc.

Ông Hiền phân tích, bên cạnh do tác động của sự phát triển của công nghệ thông tin và các thiết bị nghe nhìn, thì nguyên nhân chính của sự thờ ơ của lớp trẻ đặc biệt là các e học sinh chính là sự nghèo nàn về các đầu sách trong các thư viện của các trường phổ thông hiện nay.

Cũng theo ông Hiền, hiện nay, tầm quan trọng của thư viện chưa được các nhà trường quan tâm đúng mức dẫn tới cơ sở vật chất, trang thiết bị và các đầu sách ít được đầu tư và cập nhật đáp ưng như cầu của các em.

“Các trường vẫn đang xem thư viện chỉ như là một phòng chức năng đơn giản nơi lưu giữ tư liệu chứ chưa phải là trung tâm tri thức của nhà trường”- ông Hiền nhấn mạnh.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Sóng Hiền: Xây thư viện để cho có là một sự lãng phí ảnh 1

Nhà nghiên cứu Nguyễn Sóng Hiền

Đừng xây thư viện chỉ để cho có

Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Giáo dục học, Đại học Newcastle (Australia) khẳng định, thế giới có thay đổi như thế nào đi nữa thì vị trí và vai trò quan trọng của thư viện trong trường học không thay đổi.

Ông Hiền cho rằng, có chăng chúng ta chưa nhận thức được một cách đúng đắn và đầy đủ vai trò của nó trong quá trình giáo dục học sinh. Văn hoá đọc bị lãnh cảm trong giới trẻ một phần lỗi rất lớn ở các trường phổ thông chưa có sự quan tâm và đầu tư thích đáng vào thư viện của trường mình.

Theo ông Hiền, để phát huy văn hoá đọc trong giới trẻ không gì quan trọng hơn là phải biến thư viện của nhà trường thành một trung tâm văn hoá hiện đại và biểu tượng của trường đó.

“Đừng xây thư viện chỉ cho có hay là nơi để lưu giữ các lưu niệm của trường đó là không chỉ là một sự lãng phí mà nó chính là cách giết chết văn hoá đọc của các em”- ông Hiền nêu quan điểm.

Có ý kiến cho rằng, xưa thư viện là nơi lưu trữ sách và mọi người đến tìm sách để đọc, nhưng nay thời đại đã thay đổi. Có nhất thiết là mọi người phải đến thư viện ngồi đọc sách nữa không?

Thạc sĩ Hiền cho rằng, dù thế giới có thay đổi như thế nào đi nữa thì vai trò của thư viện trong trường học không mất đi.  Tuy nhiên, để có thể thích nghi với sự phát triển của xã hội hiện đại thì thư viện củng cần phải thay đổi cách thức hoạt động và mục đích của nó.

Ông Hiền nhấn mạnh, thư viện trong xu thế hội nhập toàn cầu và giao thoa văn hoá cần phải trở thành nơi trung tâm tri thức của nhà trường.

“Để có thể làm được điều này thì ngành giáo dục cần phải có những chính sách và ngân sách phù hợp nhằm hiện đại hoá cơ sở vật chất và trang thiết bị của các thư viện trong các trường học”- ông Hiền nhấn mạnh.

Nhìn vào thư viện, biết được chất lượng giáo dục của nhà trường?

Nhìn sang các nước phát triển, tôi lấy nước Úc là một ví dụ. Nếu muốn biết một nhà trường chất lượng giáo dục kém hay tốt thì chỉ cần nhìn vào thư viện của trường đó. Không phải ngẫu nhiên mà các trường phổ thông ở Úc dành một khoản chi phí khá lớn để đầu tư vào thư viện.  Có những trường phải có tới 3,4 thư viện được phân bổ gần các khu giảng đường để sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận.

Với định hướng biến quá trình giáo dục sang quá trình tự giáo dục các trường phổ thông đã xem các thư viện như là một công cụ hộ trở việc học rất hữu ích cho các em học sinh. Thầy cô trong xu thế giáo dục hiện đại chỉ đóng vai trò như là người hướng dẫn và hỗ trợ để giúp các em tự khám phá và sáng tạo tri thức vì vậy thư viện trở đóng một vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục này- Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền.

MỚI - NÓNG
Người Tiền Phong luôn tiên phong
Người Tiền Phong luôn tiên phong
TP - Sau cơn bão số 4, mưa lũ dồn dập trút xuống nhiều tỉnh thành miền Bắc khiến nhiều bản làng, nhà cửa và hàng trăm người dân bị cuốn trôi, mất tích. Nhận lệnh từ Ban Biên tập báo Tiền Phong, nhóm phóng viên Bắc Trung bộ lập tức lên đường từ miền Trung ra miền Bắc để chi viện “điểm nóng”.