Nhà máy của Kobayashi bị khám xét sau 5 trường hợp tử vong

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Hôm nay (30/3), cơ quan chức năng Nhật Bản khám xét nhà máy của hãng dược Kobayashi, sau khi hãng này báo cáo 5 trường hợp tử vong có thể liên quan đến thực phẩm bổ sung sử dụng gạo men đỏ.
Nhà máy của Kobayashi bị khám xét sau 5 trường hợp tử vong ảnh 1

Chất beni koji được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm. (Ảnh: Kobayashi)

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi và chính quyền thành phố Osaka cùng kiểm tra nhà máy của Kobayashi ở Osaka, một quan chức của bộ này cho biết.

Hình ảnh trên bản tin cho thấy các quan chức đang kiểm tra trong nhà máy. Vị quan chức cho biết đoàn thanh tra có thể khám xét các địa điểm liên quan khác. Theo báo chí Nhật Bản, nhà máy này vận hành cho đến tháng 12 năm ngoái, nay đã bị đóng cửa do cơ sở vật chất cũ kỹ.

Yuko Tomiyama, trưởng ban quan hệ đầu tư của Kobayashi, nói với đài truyền hình NHK rằng công ty sẽ giải quyết vấn đề một cách chân thành và hợp tác đầy đủ với cuộc điều tra.

Ngày 29/3, Kobayashi cho biết đang điều tra mối liên quan giữa sản phẩm của họ với các bệnh nhân bị bệnh thận sau khi uống thực phẩm chức năng của hãng.

Đến nay đã có 114 người phải nhập viện và 5 người tử vong sau khi uống sản phẩm của Kobayashi. Sản phẩm của hãng này được tiếp thị là giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu.

Kobayashi đã thu hồi các sản phẩm chứa chất beni-koji, sau khi nhận được báo cáo về nhiều trường hợp bị bệnh.

Tại Trung Quốc, một hiệp hội người tiêu dùng kêu gọi người tiêu dùng ngừng sử dụng các sản phẩm liên quan để tránh rủi ro, báo chí Trung Quốc đưa tin ngày 29/3.

Beni-koji chứa Monascus purpureus, một loại nấm mốc màu đỏ cũng được sử dụng làm chất tạo màu trong một số thực phẩm.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.