Nguy cơ cao cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam

TP - Ngày 17/2, Bộ Y tế có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phô trực thuộc trung ương về việc phòng chống dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người.

Theo đó, Bộ Y tế thông báo, tình hình dịch bệnh cúm A/H7N9 tại Trung Quốc hiện đang diễn biến phức tạp ở 13 tỉnh, thành phố với số mắc tăng cao đột biến, tỷ lệ tử vong cao (khoảng 40%). Trong đó tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây là nơi có giao lưu thương mại, du lịch nhiều với Việt Nam. 

Các trường hợp mắc hầu hết có tiền sử phơi nhiễm với gia cầm sống tại các chợ buôn bán gia cầm hoặc với môi trường bị ô nhiễm do gia cầm nhiễm bệnh; hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền dễ dàng từ người sang người.

Trước tình hình dịch bệnh cúm A/H7N9 đang diễn biến phức tạp trên người và trên đàn gia cầm tại Trung Quốc, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định, dịch bệnh này đang có nguy cơ xâm nhập vào nước ta. Virus cúm A/H7N9 lây truyền từ gia cầm sang người và có thể lây từ người sang người. Mặc dù, nhiều năm qua Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh cúm A/H7N9 trên người cũng như đàn gia cầm nhưng nguy cơ dịch bệnh xâm nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam là rất lớn.

Để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh cúm gia cầm xâm nhập vào nước ta và lây truyền sang người, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường ngăn chặn, bắt giữ gia cầm nhập lậu qua biên giới, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép, không để hiện tượng buôn bán, vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường, đặc biệt tại các chợ đầu mối. Vận động người dân hạn chế tiếp xúc với gia cầm ốm, chết và chất thải từ gia cầm… chỉ ăn thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm đã được nấu chín kỹ…   

n Ngày 17/2, nhằm ngăn chặn sự xâm nhiễm của virus cúm A H7N9 và các chủng virus độc lực cao từ Trung Quốc, Bộ trưởng NN&PTNT có công điện khẩn, yêu cầu siết các “hàng rào” bảo vệ, đặc biệt là nguồn gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

Theo đó, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đề nghị các bộ ngành, địa phương, nghiêm cấm vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, kể cả hình thức cho, tặng. Đặc biệt, cần tuyên truyền để người dân giám sát phát hiện, đấu tranh, không tiếp tay cho các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu vào trong nước tiêu thụ.

Bộ trưởng NN&PTNT cũng yêu cầu lực lượng thú y triển khai hoạt động giám sát lưu hành, phát hiện kịp thời sự xâm nhiễm của chủng virus cúm A/H7N9 và các chủng virus gia cầm khác trên đàn gia cầm trong nước, gia cầm nhập lậu để làm cơ sở chống dịch. Tổ chức lấy mẫu gia cầm sống để giết mổ, thịt gia cầm lậu để xét nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, cảnh báo cho người dân.

MỚI - NÓNG
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
TPO - Diễn biến khí tượng thực tế tại miền Bắc, Thủ đô Hà Nội trong ít ngày qua duy trì ở ngưỡng nhiệt trung bình cao trên 30 độ C, cảm nhận thực tế nóng oi vào nhiều thời điểm trong ngày. Bộ phận không khí lạnh đang di chuyển về phía Nam dự báo sẽ ảnh hưởng tới khu vực trong dịp đầu tuần (18/11), biến động hạ nhiệt có thể sẽ kéo dài ít ngày.
Địa điểm xây ga đường sắt mới ở Đà Nẵng
Địa điểm xây ga đường sắt mới ở Đà Nẵng
TPO - Chính quyền thành phố Đà Nẵng có kế hoạch di dời ga Đà Nẵng ra khỏi trung tâm để giảm thiểu ùn tắc giao thông, cải tạo cảnh quan. Theo kế hoạch di dời, phần ga hành khách của ga Đà Nẵng sẽ được dời về khu vực hồ Trung Nghĩa (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu).