Người Việt trẻ và cột cờ Tổ quốc huyện đảo Lý Sơn

Người Việt trẻ và cột cờ Tổ quốc huyện đảo Lý Sơn
TPO-Biển đảo là một phần máu thịt Tổ quốc; đảo là nhà, biển cả là quê hương vì vậy có muôn vàn trái tim ngày đêm hướng về biển đảo, dành tình yêu cho biển đảo trong đó có thế hệ sinh viên Việt Nam.
Người Việt trẻ và cột cờ Tổ quốc huyện đảo Lý Sơn ảnh 1

Cột cờ Tổ quốc huyện đảo Lý Sơn được xây dựng trên núi Thới Lới, ngọn núi cao nhất ở đảo Lý Sơn với chiều cao 20m, đế trụ cờ và móng cột được xây dựng bằng bê tông cốt thép, mặt hướng ra quần đảo Hoàng Sa.

Cột cờ Tổ Quốc Được khởi công ngày 4/5/2013 nằm trong chuỗi hoạt động “Sinh viên với biển đảo Tổ quốc năm 2013”, được tổ chức tại huyện đảo Lý Sơn Quảng Ngãi, do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam chỉ đạo, thực hiện dựng nhằm khẳng định tinh thần yêu nước, đồng thời khơi dậy ý thức trách nhiệm của sinh viên trong việc bảo vệ giữ gìn chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

Công trình Cột cờ Tổ quốc trong quá trình thi công ngày 30/11/2013
Công trình cột cờ Tổ quốc trong quá trình thi công ngày 30/11/2013.

Tổng mức đầu tư cho công trình khoảng 850 triệu đồng, trong đó 150 triệu đồng là quyên góp của Hội Sinh viên các tỉnh, thành phố, học sinh, sinh viên cả nước và 700 triệu đồng do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV Hỗ trợ.

Anh Đỗ Huy Hoàng – Chủ tịch Hội Sinh viên trường, trưởng nhóm thiết kế chia sẻ: “Thông qua việc thiết kế này, sinh viên Kiến trúc muốn cống hiến chút sức lực, tri thức của mình cho cộng đồng, xã hội; thể hiện tình yêu quê hương đất nước; khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam”

Sáng 30/11/2012, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam, Tỉnh đoàn Quảng ngãi, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã phê duyệt phương án và đưa vào thi công thực tế tại Công trình Cột cờ Tổ quốc huyện đảo Lý Sơn tại Tỉnh Quảng ngãi.

Cùng với những việc làm thiết thực của sinh viên cả nước để tạo ra “sản phẩm” khẳng định chủ quyền biển đảo, ngay từ khi nhận được thông báo về việc lên phương án thiết kế hạng mục bia đá tại công trình Cột cờ Tổ quốc huyện đảo Lý Sơn.

Nhận định đây là phần việc mang đậm “chất” kiến trúc giúp việc thi đua học tập và nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh hơn trong sinh viên; thể hiện tình yêu, ý thức trách nhiệm của sinh viên với chủ quyền biển đảo, với Tổ quốc, góp phần giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho sinh viên Việt Nam nói chung, cũng như sinh viên Đại học Kiến trúc nói riêng nên Hội Sinh viên trường đã nhiệt tình ủng hộ và đảm nhận nhiệm vụ ý nghĩa này.

Phương án thiết kế 1 - do sinh Đỗ Huy Hoàng – sinh viên khoa Đô thị - Chủ tịch Hội Sinh viên trường khóa X và Nguyễn Quý Hoàng Anh – sinh viên khoa Quy hoạch thiết kế - Đại học Kiến trúc Hà Nội
Phương án thiết kế 1 - do sinh Đỗ Huy Hoàng – sinh viên khoa Đô thị - Chủ tịch Hội Sinh viên trường khóa X và Nguyễn Quý Hoàng Anh – sinh viên khoa Quy hoạch thiết kế - Đại học Kiến trúc Hà Nội .

Nhóm có ý tưởng biển tên xây dựng dưới dạng phù điêu, chất liệu đá Granit. Trong quá trình thiết kế, nhóm cũng đã xác định luôn vị trí đặt biển tên sao cho các hoạt động được tổ chức tại đây diễn ra một cách thuận tiện nhất.

Phương án thiết kế hạng mục bia đá – ý tưởng của Sinh viên Đại học Kiến trúc Hà Nội
Phương án thiết kế hạng mục bia đá – ý tưởng của Sinh viên Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Phương án thiết kế 2 - do sinh viên Hoàng Đức Nam – sinh viên khoa vật liệu - Chủ tịch Hội Sinh viên trường khóa IX, Hoàng Đình Đại và Nguyễn Quý Hoàng Anh – sinh viên khoa Quy hoạch Đại học Kiến trúc Hà Nội
Phương án thiết kế 2 - do sinh viên Hoàng Đức Nam – sinh viên khoa vật liệu - Chủ tịch Hội Sinh viên trường khóa IX, Hoàng Đình Đại và Nguyễn Quý Hoàng Anh – sinh viên khoa Quy hoạch Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Phối cảnh góc
Phối cảnh góc.

Công trình cột cờ Tổ quốc tại huyện đảo Lý Sơn dự kiến khánh thành vào giữa tháng 12/2013. Nên nhóm thiết kế đang gấp rút hoàn thành sản phẩm của mình.

Công trình Cột cở Tổ quốc huyện đảo Lý Sơn có dạng kiến trúc gồm đài cột, thân cột cờ, bậc thềm và khuân viên xung quanh. Phần móng được chôn sâu dưới lớp đá với kỹ thuật kết cấu móng thường sử dụng cho những ngọn hải đăng, vững trái nghiêm trang. Mặt chính trên đài có ghi lại thông tin tọa độ cột cờ, mang dáng dấp của cột mốc chủ quyền đất nước Việt Nam.

Phần thân mầu trắng được bọc ngang bởi khối mầu sắc đỏ mang sắc mầu lá quốc kỳ, như biểu tượng xương máu cha ông ôm lấy và bảo vệ từng tất đất, từng dấu mốc ngoài đảo xa, phía sau 4 cột cờ là 4 bức phù điêu có điêu khắc hình ngọn lửa dựa trên biểu trưng của Hội Sinh viên Việt Nam, thể hiện sức trẻ, của sinh viên khát khao vươn lên.

Hải Long
Ảnh: Hội Sinh viên ĐH Kiến trúc Hà Nội

Theo Viết
MỚI - NÓNG