TP - Năm 2006, chồng của bà Hồ Thị Pấy qua đời, để lại 8 đứa con nheo nhóc, đứa lớn 12 tuổi, đứa út mới 8 tháng tuổi. Thời điểm ấy, cả tộc người Rục đang chìm trong đói rét và mông muội, nhưng người phụ nữ ấy đã không gục ngã, bà đã vượt qua tất cả để nuôi những đứa con trưởng thành bằng con đường ăn học.
TP - Lời tòa soạn: Họ là những đảng viên trẻ đầy nhiệt huyết mang trong mình lý tưởng cao cả với một tinh thần phụng sự quê hương, đất nước, cộng đồng. Sự có mặt của họ ở những vùng sâu, vùng xa đã thắp lên ngọn lửa của niềm tin, lan tỏa và truyền cảm hứng tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đi đầu khai mở một cách nghĩ, cách làm mới xua tan bóng đêm của đói nghèo và lạc hậu. Nền tảng tư tưởng của Đảng được bảo vệ bằng việc làm thiết thực, cụ thể, hiệu quả. Tiền Phong xin được giới thiệu về họ.
TP - Cùng với việc làm chủ cánh đồng lúa nước Rục Làn, hơn một thập kỷ qua, người Rục đã có bước chuyển mình mạnh mẽ cả trong nhận thức xã hội và tư duy kinh tế. Người Rục hôm nay đã biết trồng rừng để làm giàu, chăn nuôi gia súc để làm hàng hóa.
TP - Đến nay, người Rục đã bước qua thế hệ thứ 3 sau khi rời hang đá để sống định cư, hòa nhập cộng đồng. Những người Rục từng sống trong hang đá nay chỉ còn lại một vài người “không nhớ tuổi mình”. Với những người Rục này, ký ức về những ngày tháng sống trong hang đá thuở “hồng hoang” vẫn còn ám ảnh.
TP - Năm 1960, sau nhiều đợt luồn rừng tìm kiếm, vận động của cơ quan chức năng, người Rục chính thức về định cư ở thung lũng Cu Nhái, cách trung tâm xã Thượng Hoá hơn 11km đường rừng. Người Rục một thời đã thành lập được HTX nông nghiệp cho riêng mình. Tuy nhiên do chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ cùng dịch bệnh liên miên, mỗi lần như thế họ lại quay về hang đá sống cuộc sống thuở “hồng hoang”.
TP - Những năm 1958 - 1959, trong chuyến tuần tra biên giới, một tổ Công an vũ trang Cà Xèng (nay là Biên phòng) phát hiện một nhóm “người rừng”, thoắt ẩn, thoắt hiện giữa hệ núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng, gần biên giới Việt - Lào, thuộc địa phận Quảng Bình. Họ sinh sống trong các hang đá, mái đá, lấy vỏ cây làm khố, săn bắt, hái lượm để sinh sống qua ngày - đó là tộc người Rục.
TP - “Thực hiện Đề án 498 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025” của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Quảng Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
TP - “Ở đây con anh em trai, con chị em gái, hay chú cháu, cậu cháu, chỉ chừng 14 - 15 tuổi lấy nhau là rất phổ biến. Con của họ sinh ra không chết yểu thì cũng èo uột còi cọc. Thậm chí có cặp vợ chồng 7 lần sinh nhưng chỉ nuôi được 1 mà cũng không lớn lên nổi” - ông Trần Xuân Tư, trưởng bản Ón nói về vấn nạn hôn nhân cận huyết và tảo hôn trong cộng đồng người Rục ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình).
TP - Mồ côi là nỗi bất hạnh của bất cứ đứa trẻ nào sinh ra trên đời, nhưng với những đứa trẻ mồ côi của tộc người Rục ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình), nỗi bất hạnh đó còn nhân lên bội phần. Sống giữa một cộng đồng còn quá nghèo nàn, lạc hậu, hầu hết chúng phải tự mưu sinh, nương tựa vào nhau, lay lắt giữa thung lũng Rục Làn.
TP - Trong khi bản thân, gia đình và cả họ hàng của ông Cao Xuân Biên, Chủ tịch UBND xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đang được hưởng chế độ ưu đãi 30a (huyện nghèo) của Chính phủ, ông Biên lại đề nghị cắt chế độ này đối 3 bản đồng bào Rục.
TP - “Nhà báo cứ lên đi, ngày mô mà miềng (mình) không vô rừng đặt bẫy chuột, đó là cuộc sống của người Rục mà” - giọng của Cao Xuân Chuyên cứ oang oang trong máy điện thoại khi tôi đặt vấn đề được đi săn chuột đá cùng anh.