> Cực khổ ở nơi nước lũ cô lập gần 2 tháng
> 600 người Rục bị nước lũ cô lập gần 2 tháng
Gia đình người Rục. Ảnh: Pháp Luật TPHCM. |
Đề xuất này được ông Biên đưa ra tại buổi làm việc với đoàn công tác của UBND tỉnh Quảng Bình, kiểm tra đời sống của 3 bản người Rục sau khi báo Tiền Phong phản ánh về những khó khăn của người dân nơi đây.
Lý do ông Biên đưa ra là để xóa bỏ tính ỷ lại của người dân, họ không chịu làm ăn mà suốt ngày chờ nhận gạo. “Đồng chí Chủ tịch xã đề xuất nên cắt gạo 30a của 3 bản đồng bào Rục. Lý do mà anh Biên đưa ra là để tránh người dân ỷ lại”, ông Trần Văn Tuân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, nói tại buổi họp với lãnh đạo các cấp, các ngành ở nhà trưởng bản Ón.
Phát biểu này của ông Biên đã bị người dân phản ứng dữ dội. Đồng bào Rục cho rằng, bà con vẫn cật lực lao động nhưng do nhiều yếu tố kết hợp mà đa số người dân còn nghèo khó nên vẫn cần gạo cứu trợ 30a. Ý kiến của ông Biên không chỉ bị người dân phản ứng mà ngay cả ông Đinh Quý Nhân, Chủ tịch huyện Minh Hóa, cũng bác bỏ.
Ngày 23/10, PV báo Tiền Phong quay lại 3 bản người Rục ở xã Thượng Hóa. Nơi đây vẫn ngập sâu, nước lũ chưa có dấu hiệu rút. Ông Cao Xuân Viên, Bí thư chi bộ bản Ón, cho biết: Sau khi báo Tiền Phong nêu tình hình nước lũ chia cắt 3 bản, đã có nhiều đoàn cứu trợ của các tổ chức, cá nhân đến trao quà cho bà con ở đây. Có gạo, nước mắm và cá khô, nên cuộc sống đỡ hơn trước.
Trước đó, báo Tiền Phong có bài phản ánh nhiều người dân ở 3 bản xã Thượng Hóa, do lũ chia cắt lâu ngày nên hết gạo. Đa số người dân phải ăn rau, củ rừng, sống qua ngày. Nhưng chính quyền địa phương vẫn khẳng định đồng bào Rục không thiếu gạo.