Chuyện chưa kể về tộc người 'bí ẩn nhất thế giới': Khi người Rục xin 'thoát nghèo'

0:00 / 0:00
0:00
Bộ đội Biên phòng được ví như “bà đỡ” của người Rục trong quá trình hoà nhập cộng đồng
Bộ đội Biên phòng được ví như “bà đỡ” của người Rục trong quá trình hoà nhập cộng đồng
TP - Cùng với việc làm chủ cánh đồng lúa nước Rục Làn, hơn một thập kỷ qua, người Rục đã có bước chuyển mình mạnh mẽ cả trong nhận thức xã hội và tư duy kinh tế. Người Rục hôm nay đã biết trồng rừng để làm giàu, chăn nuôi gia súc để làm hàng hóa.

Nhân tố mới

Năm 2019, gia đình anh Cao Xuân Lực và chị Cao Thị Liên, người Rục ở bản Ón, xã Thượng Hóa làm đơn thoát khỏi danh sách hộ nghèo. Tiếp theo là các hộ gia đình người Rục khác như: Trần Xuân Vinh (bản Ón), Cao Xuân Nhạc, Hồ Pứa (bản Mò O, Ồ Ồ)… cũng làm đơn xin “thoát nghèo”.

Ông Đinh Thanh Văn, Bí thư Đảng ủy xã Thượng Hóa cho biết, lãnh đạo xã vốn đã quen tiếp nhận đơn từ của bà con xin chứng nhận hộ nghèo nên khi nhận đơn của anh Lực, anh Vinh, anh Nhạc, anh Pứa tuy có chút bất ngờ nhưng không lạ vì đây là các hộ người Rục biết làm kinh tế, bước đầu tạo được nguồn thu để trang trải cho cuộc sống.

“Sau khi nhận đơn, lãnh đạo xã tổ chức đoàn đi xem xét, đánh giá thực tế tại các gia đình và quyết định đưa họ ra khỏi danh sách hộ nghèo. Chúng tôi cũng thông báo, coi đây là nhân tố để khích lệ bà con trong bản, trong xã về sự thay đổi nhận thức, cùng thành tích vượt khó này. Chúng tôi coi đây là những tấm gương sáng điển hình trong quá trình vươn lên của đồng bào Rục để bà con học tập, noi theo” - ông Văn chia sẻ.

Hàng chục năm qua, cùng với mô hình lúa nước trên cánh đồng Rục Làn, cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Cà Xèng đã triển khai nhiều mô hình, đề án nâng cao nhận thức, tạo sinh kế, giúp đồng bào Rục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần như: “Mô hình vườn mẫu”, “Lớp học xóa mù”, “Nâng bước em đến trường”, “Con nuôi đồn biên phòng”, “Ánh sáng vùng biên”…

Cao Xuân Lực, Trần Xuân Vinh, Cao Xuân Nhạc, Hồ Pứa đều thuộc thế hệ người Rục thứ 2 sau khi rời hang đá. Dù chưa hết khó khăn nhưng họ đã nhận thức được rằng, chỉ có tự tạo lập thì cuộc sống mới ổn định chứ không thể trông chờ mãi vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Anh Cao Xuân Lực cho biết: Gia đình anh hiện có 5 con trâu, bò và 3ha rừng trồng, vợ anh còn nuôi lợn, gà. Mới đây, gia đình thu hoạch rừng trồng và bán 1 con trâu, thu gần 60 triệu đồng. Cuộc sống đã khá hơn trước nên anh viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo.

Cũng giống như anh Lực, vợ chồng anh Cao Xuân Nhạc ở bản Mò O, Ồ Ồ quyết định xin thoát nghèo sau khi có nguồn thu nhập khá ổn định. Anh Nhạc nói mộc mạc: “Nhờ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) giúp đỡ, gia đình mình đã trồng được cây lúa nước, đủ gạo để ăn cả năm. Vợ chồng mình còn chăn nuôi thêm bò, lợn và trồng rừng nên kinh tế đã từng bước ổn định. Vì vậy, gia đình đã quyết định làm đơn xin thoát nghèo, để dành phần chế độ hỗ trợ của Nhà nước cho hộ khó khăn hơn”.

Chuyện chưa kể về tộc người 'bí ẩn nhất thế giới': Khi người Rục xin 'thoát nghèo' ảnh 1

Người Rục phát triển chăn nuôi

Bí thư Đảng ủy xã Thượng Hóa Đinh Thanh Văn cho biết, ngoại trừ đoạn đường vào vùng đồng bào Rục thấp nên hàng năm hay bị ngập lũ ở Hung Trâu, còn nơi định cư có địa hình tương đối cao, bằng phẳng, đất đai tốt tươi là lợi thế để bà con phát triển kinh tế.

Trước đây, cũng với những lợi thế đó, người dân từ các địa phương khác thường đến thuê đất trồng rừng và nuôi trâu, bò. Nhưng những năm gần đây, người Rục, đặc biệt là lớp trẻ đã từng bước nhận thức được tiềm năng, lợi thế này để tìm cách tạo dựng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo ngay trên mảnh đất họ sinh sống.

Tăm tối lùi xa

Từ chỗ phải chịu cảnh thiếu đói triền miên đến nay, nhiều tấm gương vượt khó vươn lên làm giàu đã xuất hiện ở các bản người Rục. Năm 1992, chị Hồ Thị Páy ở bản Mò O, Ồ Ồ lập gia đình. Cũng giống như những hộ đồng bào Rục khác, vợ chồng chị chẳng có gì ngoài 2 bàn tay trắng. 8 đứa con lần lượt ra đời khiến cho cuộc sống gia đình chị càng thêm khó khăn, túng thiếu.

Tưởng chừng khó khăn chỉ dừng lại ở đó, nhưng biến cố cuộc đời lại ập đến vào năm 2005, khi chồng chị đột ngột qua đời để lại cho chị 8 đứa con thơ dại. Bao nhiêu khó khăn chồng chất, một mình chị phải tự xoay xở chăm lo cho các con. Cơ hội đã đến với gia đình chị khi BĐBP triển khai dự án lúa nước ở Rục Làn và gia đình chị được ưu tiên chia ruộng để sản xuất.

Đến nay, ngoài số lúa thu hoạch được hơn 2 tấn/năm, đủ gạo ăn quanh năm, gia đình chị Páy còn nuôi 9 con bò, 3 con lợn và trồng 3ha rừng, thu nhập mỗi năm hơn 70 triệu đồng. Từ chỗ hộ đói, nhờ trồng rừng và chăn nuôi, đến nay, gia đình chị Páy đã vươn lên hộ khá, nuôi 8 đứa con khôn lớn.

Cũng ở bản bản Mò O, Ồ Ồ, vợ chồng anh Cao Văn Điều và chị Hồ Thị Thin tuy còn trẻ nhưng đã có một cơ ngơi khá vững chắc. Gia đình anh Điều hiện trồng hơn 4ha rừng, nuôi 4 con trâu, 4 con lợn giống và nhiều gà vịt, mỗi năm thu nhập gần 80 triệu đồng từ gieo cấy lúa nước, trồng rừng và chăn nuôi.

Còn tại bản Ón, nhiều hộ gia đình người Rục như: Trần Xuân Vinh, Cao Xuân Lực, Cao Xuân Lành… nhờ trồng rừng và chăn nuôi mà đến nay đã thoát nghèo và có cuộc sống sung túc. Đặc biệt là Cao Xuân Lành, một người Rục trước đây từng sống bằng nghề “lâm tặc” thì nay đã bỏ nghề và trở thành người trồng rừng giỏi.

Anh Lành kể, năm 2011, bị phát hiện khai thác gỗ trái phép, anh cùng với 5 thanh niên người Rục đã bắt cóc 3 cán bộ kiểm lâm trói đem vào rừng sâu. Vụ việc khiến Lành phải trả giá bằng án phạt tù hơn 1 năm. Nhờ cải tạo tốt, chưa đầy 1 năm sau, anh được đặc xá trở về địa phương.

Cũng từ đó, Lành bỏ hẳn nghề khai thác gỗ rừng và chăm chỉ lao động, trở thành một trong những người “mê” trồng rừng số 1 ở bản Ón.

Đến thời điểm này, anh Lành đã trồng được gần 5ha rừng. Nhờ nguồn thu từ trồng rừng và chăn nuôi trâu, bò, cuộc sống của gia đình anh Lành đã dần ổn định, không còn thiếu đói lúc giáp hạt. Anh Lành cũng dựng được một căn nhà khá khang trang cùng nhiều vật dụng sinh hoạt đắt tiền khác.

Bí thư Đảng ủy xã Thượng Hóa, Đinh Thanh Văn cho biết thêm: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Thượng Hóa nhiệm kỳ 2020-2025 tiếp tục xác định trồng rừng và chăn nuôi là 2 chương trình kinh tế mũi nhọn của xã.

Đối với các bản vùng đồng bào Rục sinh sống, từ các nguồn vốn đầu tư, xã khuyến khích, hỗ trợ bà con phát triển trồng rừng, chăn nuôi để bà con vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Theo thống kê, hiện ở các bản vùng đồng bào Rục, bà con đã trồng được 118ha rừng và duy trì đàn trâu, bò trên 400 con…

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

TPO - Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.
Lễ mừng thọ của người Mnông

Lễ mừng thọ của người Mnông

TPO - Người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong đó “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk” là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk.