Người Hà Nội lạc quan hơn về thu nhập, việc làm

Chỉ số niềm tin kỳ vọng của người dân Thủ đô tích cực hơn. Ảnh: Anh Quân
Chỉ số niềm tin kỳ vọng của người dân Thủ đô tích cực hơn. Ảnh: Anh Quân
Chỉ số niềm tin kỳ vọng của người dân thủ đô đã chuyển biến tích cực lên 55 điểm, sau khi trải qua một năm bi quan về tình hình kinh tế.

Người Việt ưu tiên tiết kiệm điện, gas

Theo báo cáo khảo sát niềm tin tiêu dùng tại Hà Nội vừa được Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội quốc gia công bố, thái độ của người dân thủ đô về tình hình kinh tế, thu nhập và việc làm đang cải thiện dần thể hiện qua việc chỉ số niềm tin tiêu dùng 6 tháng cuối năm 2013 tiệm cận với mức trung bình (49,5 điểm) và chỉ số kỳ vọng chuyển biến tích cực lên 55 điểm.

6 tháng đầu năm 2013, khi được hỏi về tình hình kinh tế Hà Nội thì có tới 47% người được hỏi có tâm trạng bi quan, chỉ 13% người lạc quan. 6 tháng cuối năm, số người có tâm trạng lạc quan đã tăng lên gần 40%.

Thu nhập của hộ gia đình cũng bớt ảm đạm hơn trong 6 tháng cuối năm, từ mức 93% người dân cho rằng có thu nhập thấp và trung bình trong 6 tháng đầu năm. Điều này đồng nghĩa với chi tiêu cá nhân và hộ gia đình có động lực tăng lên.

Tình trạng việc làm của người lao động tại Hà Nội trong 6 tháng cuối năm có sự chuyển biến tích cực. Tỷ lệ việc làm không ổn định trong nửa cuối giảm từ 44,3% xuống còn 31%, cùng với đó là sự gia tăng việc làm ổn định, từ 52,4% 6 tháng tháng đầu năm tăng lên 65,9% trong 6 tháng cuối năm 2013.

 Người Hà Nội lạc quan hơn về thu nhập, việc làm ảnh 1

Đơn vị: %. Nguồn: NCSEIF

"Đó là sự thay đổi từ tâm trạng bi quan sang tâm trạng lạc quan không chỉ về kinh tế của thành phố, mà còn về việc làm và thu nhập gia đình của họ. Điều này đồng nghĩa với cầu tiêu dùng tại Hà Nội đang tăng lên.", tiến sĩ Nguyễn Văn Thuật nhận xét.

Trước đó, 6 tháng đầu năm, chỉ số niềm tin tiêu dùng tại Hà Nội chỉ đạt 41 điểm và nhích lên 49,5 điểm trong nửa cuối năm, nhưng vẫn ở dưới ngưỡng trung bình, phản ánh tình hình kinh tế nói chung, việc làm và thu nhập của người thủ đô nói riêng chưa như mong muốn. Báo cáo của Cục Thống kê Hà Nội cho thấy, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2013 tăng 8,25% - đạt kế hoạch đề ra là 8-8,5% và cao hơn năm trước. Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh vẫn tiếp tục khó khăn, kim ngạch xuất khẩu giảm, vốn đầu tư xã hội đạt thấp, thu ngân sách không đạt dự toán...

Đánh giá chung về tình hình kinh tế đất nước, người dân Hà Nội cho rằng năm 2013 là năm kinh tế còn khó khăn, đặc biệt ở 6 tháng đầu năm khi tốc độ tăng trưởng chậm, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ. Một trong những nguyên nhân cơ bản là số doanh nghiệp đã ngừng hoạt động và giải thể cao, sức mua đã giảm mạnh… Bước vào 6 tháng cuối năm, tình hình kinh tế bắt đầu chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn những khó khăn lớn, nhất là vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế.

Dự án khảo sát niềm tin tiêu dùng tại Hà Nội được tiến hành tại 7 quận, huyện của thành phố gồm Thường Tín, Quốc Oai, Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng với1.500 người có độ tuổi từ 16 đến 59 tuổi. Đây cũng là lần đầu tiên một cơ quan Nhà nước tiến hành khảo sát về niềm tin tiêu dùng của người dân, trong khi nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Pháp, Bỉ, Indonesia, Thái Lan... đã xây dựng bộ câu hỏi để đánh giá về chỉ số này từ lâu, nhằm thu thập đánh giá và nhận định của người dân về các lĩnh vực kinh tế, việc làm, thu nhập.

Theo Phương Linh

Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.