Người dân được ghi âm, ghi hình nhưng không được làm ảnh hưởng hoạt động của CSGT

TPO - Hai Cục nghiệp vụ của Bộ Công an khẳng định, sau khi Thông tư số 46/2024/TT-BCA được ban hành, người dân vẫn được sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình để giám sát quá trình làm việc của CSGT nhưng phải bảo đảm các điều kiện đã được pháp luật quy định và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi công vụ.

Ông Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) vừa chủ trì cuộc họp với đại diện Lãnh đạo: Cục Cảnh sát giao thông, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an); Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông); Ban Dân chủ, Giám sát và Phản biện xã hội (Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam), về nội dung Thông tư số 46/2024/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67/2019/TT-BCA, quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Tại cuộc họp, đại diện Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu đối với một số quy định tại Thông tư số 46/2024/TT-BCA trên cơ sở rà soát, đối chiếu với chủ trương của Đảng, các quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành có liên quan.

Đồng thời, đưa ra các vấn đề cần tập trung trao đổi, xin ý kiến thống nhất về quan điểm, tính pháp lý và cách tiếp cận các quy định tại Thông tư để bảo đảm tính hợp pháp, thống nhất, minh bạch... bảo đảm quyền giám sát của nhân dân, cũng như tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng CSGT.

Người dân được ghi âm, ghi hình nhưng không được làm ảnh hưởng hoạt động của CSGT ảnh 1

Lãnh đạo Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tại buổi làm việc.

Phát biểu tại cuộc họp, đại diện Cục CSGT, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an) đã có ý kiến giải trình, thông tin về quá trình xây dựng văn bản, căn cứ pháp lý và cơ sở thực tiễn khi tham mưu, trình Lãnh đạo Bộ Công an ban hành văn bản.

Trong đó, đặc biệt là thực tiễn hoạt động giám sát, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh quá trình làm việc của cán bộ, chiến sỹ CSGT.

Hai Cục nghiệp vụ của Bộ Công an khẳng định, sau khi Thông tư số 46/2024/TT-BCA được ban hành, người dân vẫn được sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình để giám sát quá trình làm việc của cảnh sát giao thông nhưng phải bảo đảm các điều kiện đã được pháp luật quy định, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi công vụ.

Người dân được ghi âm, ghi hình nhưng không được làm ảnh hưởng hoạt động của CSGT ảnh 2

Đại diện các đơn vị tham gia cuộc họp.

Trong phạm vi trách nhiệm của mình, đại diện các cơ quan tham dự cuộc họp đã nêu ý kiến phân tích, làm rõ tính pháp lý và thông tin dư luận xã hội đối với nội dung Thông tư số 46/2024/TT-BCA. Thống nhất với nhận định, đánh giá bước đầu của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.

Các đại biểu dự họp đề nghị Bộ Công an cần quan tâm đẩy mạnh truyền thông chính sách để bảo đảm cho người dân được thực hiện quyền giám sát, trong đó có quyền ghi âm, ghi hình hoạt động của lực lượng CSGT theo quy định của pháp luật.

Kết luận cuộc họp, lãnh đạo Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đề nghị Cục CSGT tham mưu, báo cáo Lãnh đạo Bộ Công an có ý kiến chính thức và thực hiện truyền thông chính sách, cũng như quán triệt sâu rộng, nhất quán các quy định của Thông tư số 46/2024/TT-BCA trong toàn ngành, toàn xã hội để người dân, cán bộ, chiến sỹ thực hiện đúng, đầy đủ quy định của Hiến pháp và pháp luật về quyền giám sát của Nhân dân thông qua hình thức ghi âm, ghi hình trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

MỚI - NÓNG
Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'
Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'
TPO - Công an đã mời người livestream phát tán thông tin về vụ việc gây sốc ở thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Người này thừa nhận do suy nghĩ thiếu chín chắn nên đã livestream có nội dung sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân và tác động ảnh hưởng tiêu cực tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
TPO - Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.
Bình luận

Nguyễn văn thành

Khó nhất là khái niệm "không làm ảnh hưởng". Sẽ phát sinh rất nhiều tranh cãi vì mấy từ này đây

Thích Trả lời

Lê Hồng Nam

Được phép ghi âm, ghi hình vậy khoảng cách nơi CSGT làm việc tối thiểu bao xa để không ảnh hưởng đến hoạt đông của lực lượng CA?

Thích Trả lời

Có thể bạn quan tâm

Hơn 3.000 quân nhân và dân quân bắt đầu vào Nam hợp luyện diễu binh, diễu hành

Hơn 3.000 quân nhân và dân quân bắt đầu vào Nam hợp luyện diễu binh, diễu hành

TPO - Sau nhiều ngày tập luyện và hợp luyện tại các đơn vị và Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), tối 3/4, hàng nghìn quân nhân thuộc các khối diễu binh, diễu hành của Quân đội nhân dân Việt Nam đã rời ga Hà Nội trên hai chuyến tàu hỏa để cơ động vào miền Nam hội quân với các đơn vị bạn tiếp tục hợp luyện chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Đoàn kiều bào dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Đoàn kiều bào dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

TPO - Sáng 3/4 (tức ngày 6/3 âm lịch), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 50 đại biểu từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, dâng hương tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì.