Thuốc đông y không đảm bảo chất lượng:

Người bệnh đang uống toàn ... “rác dược liệu“?

Việc sử dụng dược liệu kém chất lượng, nhất là trong đông dược, ảnh hưởng nặng nề tới sức khoẻ của người dùng. Ảnh minh hoạ: Internet
Việc sử dụng dược liệu kém chất lượng, nhất là trong đông dược, ảnh hưởng nặng nề tới sức khoẻ của người dùng. Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Mỗi năm chúng ta nhập khoảng 80 nghìn tấn dược liệu, tương đương 80 - 90% khối lượng dược liệu dùng trong y học cổ truyền và sản xuất thuốc Đông được. Điều đáng nói là phần lớn trong số dược liệu này không hề có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hay chất lượng, và đang hàng ngày đi qua biên giới, đến thẳng các phòng khám hay bệnh viện y học cổ truyền, trở thành những thang thuốc sắc, thuốc viên cho người bệnh. 

Kết quả kiểm tra chỉ riêng các cơ sở khám chữa bệnh Đông y của nhà nước do Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương công bố, có tới 60% thuốc không đạt chất lượng. Trong đó, 20% còn bị trộn lẫn rác, cát, xi măng, dược liệu giả. Vậy nguy cơ gì có thể đến từ việc uống phải các loại thuốc từ dược liệu không đảm bảo an toàn như vậy?

Cùng với đó, mỗi năm, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 20 ca cấp cứu ngộ độc rượu ngâm thuốc bắc mỗi năm, chưa kể đến các trường hợp ngộ độc có nguyên nhân trực tiếp là uống thuốc sắc. Nếu tính thêm cả những trường hợp ngộ độc mãn tính, độc tố chưa đủ để gây ra ngộ độc cấp tính phải đưa vào viện nhưng chất độc tích tụ trong cơ thể bệnh nhân năm này qua năm khác, con số sẽ còn lớn hơn nhiều.

Chúng ta đều biết rằng, Việt Nam có một nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú, trong đó có cả tài nguyên dược liệu.  

Kết quả nhiều cuộc kiểm tra gần đây đều cho thấy, nhiều dược liệu bị làm giả hoặc trộn lẫn hoá dược. Nhiều dược liệu đã bị chiết tách hết thành phần thuốc, chỉ còn bã...Cụ thể, kết quả kiểm nghiệm 400 mẫu dược liệu của Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư cho thấy, 60% mẫu chưa đạt chất lượng. Trong đó có tới 20% mẫu dược liệu trộn cả rác, cát, xi măng, tạp chất hoặc ướp hoá chất độc hại để chống mốc, nhuộm màu… Còn năm 2015, Cục Quản lý y học cổ truyền (Bộ Y tế) cũng đã lấy 227 mẫu dược liệu để kiểm nghiệm thì có tới 150 mẫu (66%) không đạt chỉ tiêu so với tài liệu Dược Điển Việt Nam.

Do khai thác quá mức mà không có các biện pháp bảo tồn, nguồn tài nguyên cây dược liệu trong tự nhiên đang dần suy kiệt. Việc tự trồng các cây dược liệu lại đòi hỏi thời gian, chi phí, nhân lực cùng rất nhiều khó khăn khác (nguồn giống, đất trồng, mô hình canh tác… khó đảm bảo quy chuẩn) khiến cho rất nhiều hãng dược trong nước không mặn mà với nguồn nguyên liệu được sản xuất. Trong khi đó, việc nhập nguyên liệu từ Trung Quốc lại quá dễ dàng, giá thành lại rẻ. Bài toán chi phí đã đặt ngành dược liệu trước nguy cơ thua ngay trên chính sân nhà do không cạnh tranh được cả về giá cả lẫn chất lượng.

Đặc biệt, hiện tượng thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu gom dược liệu thô mang về Trung Quốc sử dụng công nghệ rồi lại bán lại cho chúng ta với giá rất cao.

 Đó còn chưa kể nhiều loại thảo dược đã được "luộc" hết các tinh chất và bán sang Việt Nam khiến chất lượng dược liệu của chúng ta thấp, đôi khi còn là rác dược liệu.

Ông Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược học cổ truyền cho biết: 

vấn đề quản lý dược liệu nhập khẩu còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, công tác kiểm soát dược liệu tại các cửa khẩu còn nhiều tồn tại như: Dược liệu không có bao bì, nhãn mác theo đúng qui định, phần lớn được đóng gói ở trong bao dứa, thùng giấy, không kiểm tra được cụ thể các mặt hàng,

Người bệnh đang uống toàn ... “rác dược liệu“? ảnh 1

Nhiều dược liệu không có nguồn gốc xuất xứ, trôi nổi trên thị trường và vào thẳng ... quầy thuốc để đến tay người bệnh. Ảnh minh hoạ: Internet

Dược liệu không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, lưu hành trôi nổi trên thị trường giống nông sản, không đảm bảo chất lượng để làm thuốc. Tại các cửa khẩu, cán bộ kiểm tra chỉ kiểm tra được về số lượng, trọng lượng các bao hàng, không kiểm tra được chất lượng của các dược liệu.... 

 Ông Khánh cho rằng dược liệu rất khó định lượng về chất lượng, nó không giống như thuốc tân dược nên càng khó. Hơn nữa, cán bộ hải quan chỉ kiểm tra được giấy tờ và các thủ tục liên quan. Đó là còn chưa kể đến nguồn dược liệu đông dược được nhập khẩu tiểu ngạch.

 Thạc sĩ Vũ Văn Cường – Giám đốc BV Y học cổ truyền Hà Đông cho biết việc sử dụng dược liệu kém chất lượng, nhất là trong đông dược, ảnh hưởng nặng nề tới sức khoẻ của người dùng.

 Dược liệu khác với thực phẩm, dược liệu sạch không chỉ sạch về không hoá chất, không chất bảo quản mà dược liệu yêu cầu đòi hỏi có hàm lượng hoạt chất cao. Chính vì thế, để phát hiện “rác” đông dược, Thạc sĩ Hoàng cho rằng, chỉ có lương y có kinh nghiệm mới có thể phát hiện ra bằng mắt thường. Tuy nhiên, nhiều người biết vẫn cho qua.

Với thực trạng thuốc đông dược không được kiểm soát chất lượng như hiện nay, dùng hay không cũng là bài toán khó cho người tiêu dùng.

 Tâm lí của hầu hết người tiêu dùng hiện nay tin rằng các sản phẩm có thành phần, nguồn gốc thảo dược là lành tính, yên tâm khi sử dụng. Thế nên thảo dược đang được ứng dụng ngày càng nhiều, không chỉ là sản phẩm chăm sóc sức khỏe mà còn cả sản phẩm chăm sóc cá nhân, mỹ phẩm, sản phẩm tẩy rửa, thực phẩm. Thế nhưng, khi nhìn vào điều kiện vệ sinh mà rất nhiều dược liệu đang được nhập vào biên giới Việt Nam mỗi ngày, người ta không khỏi băn khoăn liệu thực sự những dược liệu này có thể phát huy hết các công dụng như kỳ vọng?

Khi dùng những loại thảo dược hàm lượng hoạt chất thấp, người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để có được công dụng chữa bệnh mong muốn. Hoặc tệ hơn là mất tiền mà vẫn không khỏi bệnh nếu dùng những loại thảo dược đã bị chiết hết hoạt chất, chỉ còn bã. Còn trường hợp xấu nhất dùng phải những loại dược liệu tồn dư hóa chất, thuốc trừ sâu trong quá trình trồng, hay bị nấm mốc do bảo quản kém, dùng phải dược liệu giả thì hiểm họa là khôn lường. Khi đó thì dù có chữa được bệnh cũng sẽ phát sinh các bệnh khác do chất độc tích tụ trong người, có thể phát tác bất kì lúc nào.

Khi thanh tra thị trường, trong 65 mẫu dược liệu được kiểm nghiệm có tới 85% mẫu phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng. Chưa kể,dược liệu không rõ nguồn gốc từ Trung Quốc được thế giới báo động có thể chứa hàm lượng lớn kim loại nặng như Arsen, chì, thủy ngân, đồng… Tháng 8/2013, Các cơ quan quản lý y tế ở châu Âu lên tiếng cảnh báo, một số loại thuốc Đông y không rõ nguồn gốc từ Trung Quốc có chứa hàm lượng chì, thủy ngân và thạch tín “cao đến mức nguy hiểm”.Cơ quan điều phối thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe (MHRA) của Anh cho hay, các loại thuốc Đông y không đạt chuẩn của Trung Quốc bao gồm cả một số loại dành cho trẻ em.

 Không dừng lại ở đó, theo thống kê tỷ lệ d­ược liệu bị mốc mọt có thể lên tới 15-28%. Nấm mốc không chỉ tiết men phân huỷ hoạt chất trong dư­ợc liệu làm giảm chất lượng dư­ợc liệu mà còn tiết các độc tố (mycotoxin) đặc biệt là các aflatoxin. Những loại độc tố này không bị phân hủy ở nhiệt độ cao do đó có thể đi vào sản phẩm, gây nên các bệnh như viêm giác mạc, viêm màng trong tim, nhiễm độc gan… cho người sử dụng.

MỚI - NÓNG