Nam Định:

Nghi vấn trưởng phòng bùng nợ

Căn nhà bà Vân đã chuyển nhượng trước khi “biến mất”. Ảnh: HL
Căn nhà bà Vân đã chuyển nhượng trước khi “biến mất”. Ảnh: HL
TP - Dư luận ở Nam Định đang xôn xao về việc bà Trần Thị Thanh Vân - Trưởng phòng Quản trị, văn phòng UBND tỉnh Nam Định có dấu hiệu bị vỡ nợ, không có mặt ở nhà và không đến cơ quan làm việc từ ngày 6/10.

PV Tiền Phong đã về Nam Định tìm hiểu sự việc và trao đổi với ông Trần Kha, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Nam Định.

Trao đổi với PV, ông Trần Kha xác nhận bà Vân đã không tới cơ quan từ ngày 6/10, không xin phép, không liên lạc gì với cơ quan. Về dư luận cho rằng bà Vân nghỉ việc, rồi “mất tích” là do bị vỡ nợ, ông Kha cho biết có nghe thông tin này. Nhưng hiện chưa có đơn thư tố cáo bà Vân nên chưa thể khẳng định có chuyện vỡ nợ hay không.

“Chúng tôi sẽ đợi sau 7 ngày  kể từ ngày bà Vân nghỉ việc theo quy định mới điều tra, nếu có sẽ chuyển vụ việc đến cơ quan chức năng để giải quyết”, ông Kha nói.

Để tìm hiểu thêm thông tin, PV đã đến số nhà 563 đường Trường Chinh, phường Hạ Long, TP Nam Định, nơi bà Vân đăng ký hộ khẩu thường trú. Một số người dân cho biết, bà Vân đã chuyển về số nhà 6, đường Nguyễn Đức Thuận, phường Hạ Long, TP Nam Định, sinh sống từ nhiều năm. Tại địa chỉ này, hàng xóm của bà Vân cho biết, ngày 5/10, vẫn nhìn thấy bà xuất hiện tại nhà riêng, nhưng hôm sau có nhiều người đến đòi nợ, thu đồ đạc thì mới biết bà Vân đã “biến mất”.

Theo thông tin PV thu thập được, ngày nào cũng có hàng chục người đến vây quanh nhà bà Vân để đòi nợ. Trong số chủ nợ có cả người bán nước và xe ôm, họ không chỉ mang số tiền ít ỏi tích cóp được mà còn vay mượn của người khác để cho bà Vân mượn lại với mong muốn lấy lãi suất cao hơn. Nhiều người cho biết, đã vay mượn hàng trăm triệu đồng để cho bà Vân vay.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.